Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu đặc điểm phân hóa điều kiện tự nhiên và phân loại cảnh quan các đảo nổi san hô quần đảo Trường Sa bằng việc tích hợp các tài liệu về địa chất, địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng và tư liệu ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ cảnh quan đảo Trường Sa Lớn ở tỷ lệ lớn 1: và một mặt cắt cảnh quan điển hình. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 3; 2014: 238-245 DOI: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN CÁC ĐẢO NỔI SAN HÔ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Trần Anh Tuấn Viện Địa chất và Địa vật lý biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: tatuan@ Ngày nhận bài: 26-3-2014 TÓM TẮT: Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu đặc điểm phân hóa điều kiện tự nhiên và phân loại cảnh quan các đảo nổi san hô quần đảo Trường Sa bằng việc tích hợp các tài liệu về địa chất, địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng và tư liệu ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ cảnh quan đảo Trường Sa Lớn ở tỷ lệ lớn 1: và một mặt cắt cảnh quan điển hình. Nghiên cứu đã xác định cảnh quan ở các đảo nổi san hô quần đảo Trường Sa thuộc kiểu cảnh quan đảo san hô nhiệt đới và chúng được phân hóa thành hai dạng cảnh quan: dạng trong bờ kè và dạng ngoài bờ kè. Sử dụng chỉ tiêu về nền vật chất rắn, dạng trong bờ kè được phân thành hai nhóm diện là nhóm đất phân chim và nhóm đất cát thô sơ ven đảo; dạng ngoài bờ kè có ba nhóm diện là: bãi cát di chuyển theo mùa, trầm tích vụn thô gắn kết và đá vôi san hô. Lớp phủ bề mặt được phân tích từ ảnh vệ tinh gồm 4 loại: thực vật thân gỗ, thực vật thân thảo, đất xây dựng công trình và khu vực ngập nước. Dựa trên sự kết hợp hai chỉ tiêu nền vật chất rắn và lớp phủ bề mặt, các nhóm diện được phân chia thành 7 diện địa lý khác nhau. Kết quả nghiên cứu là cơ sơ khoa học phục vụ công tác đánh giá cho các mục tiêu phát triển kinh tế, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng quần đảo Trường Sa. Từ khóa: Phân loại cảnh quan, đảo san hô, quần đảo Trường Sa. MỞ ĐẦU Các nghiên cứu về quần đảo Trường Sa đã được tiến hành rất sớm bởi nhiều tác giả nước ngoài ngay từ thế kỷ XVI. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các đặc điểm điều kiện tự nhiên trên các đảo nổi thực sự mới chỉ được bắt đầu từ đầu thế kỷ XX. Một số nghiên cứu đáng chú ý vào năm 1927 của các nhà địa chất Pháp đã tiến hành nghiên cứu các đảo nổi nhằm .