Tính toán dòng chảy triều tại khu vực đầm bấy (vịnh Nha Trang) bằng phương pháp phần tử hữu hạn

Việc sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) để tính toán dòng triều đã góp phần giải quyết các khó khăn (hạn chế của phương pháp) mà các phương pháp sai phân hữu hạn (FDM) đang dùng phổ biến hiện nay trong việc tính toán dòng chảy. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phù hợp tương đối tốt giữa các kết quả tính toán dòng triều bằng phương pháp FEM và các kết quả khảo sát. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 4; 2014: 332-340 DOI: TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY TRIỀU TẠI KHU VỰC ĐẦM BẤY (VỊNH NHA TRANG) BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN Bùi Hồng Long*, Trần Văn Chung Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: buihonglongion@ Ngày nhận bài: 24-6-2014 TÓM TẮT: Hiện nay các hoạt động kinh tế xã hội đang phát triển mạnh ở khu vực đầm Bấy và các khu vực đảo, vùng nước lân cận trong vịnh Nha Trang. Các hoạt động điều tra khảo sát, nghiên cứu, tính toán các yếu tố môi trường, sinh thái, thủy văn, động lực học cho khu vực này trở nên hết sức cấp bách và cần thiết phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Chúng ta biết rằng việc mô phỏng, tính toán trường dòng chảy trong khu vực là không hề đơn giản do sự có mặt của các đảo, địa hình đáy và đường bờ ở đây khá phức tạp. Để khắc phục các khó khăn trên trong quá trình mô phỏng trường dòng chảy chúng tôi đã tập trung vào việc xử lý và chi tiết hóa các điều kiện biên và các tư liệu đầu vào cho bài toán thủy động lực. Việc sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) để tính toán dòng triều đã góp phần giải quyết các khó khăn (hạn chế của phương pháp) mà các phương pháp sai phân hữu hạn (FDM) đang dùng phổ biến hiện nay trong việc tính toán dòng chảy. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phù hợp tương đối tốt giữa các kết quả tính toán dòng triều bằng phương pháp FEM và các kết quả khảo sát. Từ việc so sánh các kết quả tính toán và số liệu khảo sát rút ra một số nhận định sau: Dòng triều đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống dòng chảy của khu vực nghiên cứu. Trong pha triều xuống dòng triều có thể đạt 22,9 cm/s hướng Đông Nam trên tầng sâu 19,2 m. Trong pha triều lên dòng triều có thể đạt 19,4 cm/s hướng Tây Bắc trên tầng mặt. So sánh các kết quả tính toán mực nước triều dự báo và đo đạc thực địa cho thấy sai số lớn nhất là 19,1 cm, trung bình là 10 cm và nhỏ nhất là bằng 0. Từ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.