Các loài Hến (Corbicula subsulcata), Ngao dầu (Meretrix meretrix), Vẹm xanh (Perna viridis) và Hàu (Saccostrea sp.) tại các khu vực cửa sông miền Trung bao gồm cửa Thuận An, Sông Hàn, Cửa Đại, Sa Cần, Sông Kôn - đầm Thị Nại đã có hàm lượng kim loại nặngcao hơn các giới hạn tối đa cho phép áp dụng QCVN 8-2:2011/BYT đối với Hg, Cd, Pb và Quy định về y tế cộng đồng và dịch vụ đô thị của Hồng Kông đối với Cr. Cụ thể, hàm lượng Hg trong các loài Hến và Hàu thu tại khu vực cửa Thuận An vào tháng 8/2012 đã cao hơn giới hạn tối đa cho phép | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 4; 2014: 385-391 DOI: HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG (Hg, Cd, Pb, Cr) TRONG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HAI MẢNH VỎ Ở MỘT SỐ CỬA SÔNG TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG,VIỆT NAM Nguyễn Văn Khánh1*,Trần Duy Vinh2, Lê Hà Yến Nhi1 1 Trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng 2 Đại học Okayama, Nhật Bản * Email: vankhanhsk23@ Ngày nhận bài: 20-5-2014 TÓM TẮT: Các loài Hến (Corbicula subsulcata), Ngao dầu (Meretrix meretrix), Vẹm xanh (Perna viridis) và Hàu (Saccostrea sp.) tại các khu vực cửa sông miền Trung bao gồm cửa Thuận An, Sông Hàn, Cửa Đại, Sa Cần, Sông Kôn - đầm Thị Nại đã có hàm lượng kim loại nặngcao hơn các giới hạn tối đa cho phép áp dụng QCVN 8-2:2011/BYT đối với Hg, Cd, Pb và Quy định về y tế cộng đồng và dịch vụ đô thị của Hồng Kông đối với Cr. Cụ thể, hàm lượng Hg trong các loài Hến và Hàu thu tại khu vực cửa Thuận An vào tháng 8/2012 đã cao hơn giới hạn tối đa cho phép. Hàm lượng Cd đã vượt quá giới hạn tối đa cho phép cũng được ghi nhận tại một số địa điểm ở tất cả các cửa sông, nhất là cửa Đại và cửa Sa Cần. Đáng lo ngại, hàm lượng Pb trung bình trong hầu hết các loài hai mảnh vỏ tại tất cả các cửa sông đã vượt giới hạn tối đa cho phép, trong đó khoảng 65% số mẫu vượt giới hạn tối đa cho phép từ 1,5 đến 2,8 lần. Đối với Cr, sự vượt quá giới hạn tối đa cho phép cũng được phát hiện trong Ngao dầu, Vẹm xanh và Hàu tại cửa Sông Hàn và trong Hàu và Hến tại cửa Sa Cần vào tháng 3/2013. Sự tích lũy các kim loại nặng Hg, Cd, Cr trong các loài 2 mảnh vỏ có sự khác nhau giữa các cửa sông, các loài và thời gian thu mẫu, tuy nhiên không có sự khác nhau có ý nghĩa đối với Pb. Từ khóa: Kim loại nặng, ô nhiễm, hai mảnh vỏ, vùng cửa sông, miền Trung. MỞ ĐẦU Các kim loại nặng (KLN) (trọng lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3) thường độc tính cao và nguy hại đến sức khỏe con người và sinh vật [1]. Trong đó, các kim loại chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadimi (Cd) và Asen (As) được Tổ chức Y