Trên cơ sở các số liệu hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng tới năm 2025, tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các họat động phát triển đã được tính toán bằng phương pháp đánh giá nhanh môi trường. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi năm thành phố Đà Nẵng phát sinh khoảng 42 nghìn tấn COD; 23 nghìn tấn BOD5; 9 nghìn tấn T_N; 3 nghìn tấn T_P; 140 nghìn tấn TSS từ các nguồn sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, chăn nuôi và rửa trôi đất. Tới năm 2025, lượng chất thải này sẽ tăng lên khoảng 1,3 - 1,7 lần. Các nguồn ô nhiễm chính là từ sinh hoạt (dân cư và khách du lịch) và chăn nuôi. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 2; 2015: 165-175 DOI: TẢI LƯỢNG CHẤT Ô NHIỄM ĐƯA VÀO VỊNH ĐÀ NẴNG Lê Xuân Sinh*, Lê Văn Nam Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: sinhlx@ Ngày nhận bài: 4-2-2015 TÓM TẮT: Trên cơ sở các số liệu hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng tới năm 2025, tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các họat động phát triển đã được tính toán bằng phương pháp đánh giá nhanh môi trường. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi năm thành phố Đà Nẵng phát sinh khoảng 42 nghìn tấn COD; 23 nghìn tấn BOD5; 9 nghìn tấn T_N; 3 nghìn tấn T_P; 140 nghìn tấn TSS từ các nguồn sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, chăn nuôi và rửa trôi đất. Tới năm 2025, lượng chất thải này sẽ tăng lên khoảng 1,3 - 1,7 lần. Các nguồn ô nhiễm chính là từ sinh hoạt (dân cư và khách du lịch) và chăn nuôi. Vì vậy, việc xử lý chất thải từ các nguồn này là rất cần thiết để giảm thiểu lượng chất thải đưa vào vịnh Đà Nẵng. Từ khóa: Tải lượng thải, nguồn ô nhiễm, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải. MỞ ĐẦU Vịnh Đà Nẵng tiếp giáp bốn quận Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu và Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng (hình 1) với các hoạt động kinh tế - xã hội đang diễn ra hết sức sôi động bao gồm nông nghiệp, nghề cá và khai thác biển, giao thông - cảng, du lịch - dịch vụ. Chất thải từ các hoạt động phát triển và đô thị hóa đang gây sức ép ngày càng lớn đến môi trường của vịnh. Các chất thải từ nuôi trồng thủy sản bao gồm thức ăn thừa, chất thải thủy sản, chất thải của lao động phục vụ thủy sản; từ hoạt động nông nghiệp liên quan đến chất thải chăn nuôi, hóa chất dùng trong nông nghiệp; từ hoạt động du lịch với số lượng khách và số cơ sở lưu trú, nhà hàng và khách sạn ngày càng tăng, tạo ra chất thải và rác thải; từ hoạt động giao thông - cảng liên quan đến kim loại nặng, dầu mỡ Ngoài ra, vịnh Đà .