Nghiên cứu xây dựng công thức thực nghiệm xác định các tham số sóng nổ trong vùng nước nông ở Trường Sa

Áp suất bề mặt sóng xung kích và thời gian pha nén tồn tại là các tham số đặc trưng dùng để tính toán nổ dưới nước. Theo các công trình đã công bố, chúng thường được tính trong môi trường nước thông thường và ít khi được thực trong môi trường nước biển do các điều kiện thực hiện khó khăn. Nghiên cứu này trình bày kết quả thử nghiệm nổ dưới nước nông ở Trường Sa và xác định được các công thức thực nghiệm đối với các tham số đó. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 3; 2015: 302-308 DOI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ SÓNG NỔ TRONG VÙNG NƯỚC NÔNG Ở TRƯỜNG SA Vũ Đình Lợi, Tô Đức Thọ*, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Nghị * Học viện Kỹ thuật Quân sự (V2) E-mail: ductho352032@ Ngày nhận bài: 10-4-2015 TÓM TẮT: Áp suất bề mặt sóng xung kích và thời gian pha nén tồn tại là các tham số đặc trưng dùng để tính toán nổ dưới nước. Theo các công trình đã công bố, chúng thường được tính trong môi trường nước thông thường và ít khi được thực trong môi trường nước biển do các điều kiện thực hiện khó khăn. Nghiên cứu này trình bày kết quả thử nghiệm nổ dưới nước nông ở Trường Sa và xác định được các công thức thực nghiệm đối với các tham số đó. Từ khóa: Áp suất, thời gian, nổ dưới nước, thực nghiệm, pha nén, công thức, sóng xung kích ĐẶT VẤN ĐỀ Nổ nói chung là một ngành khoa học phức tạp. Thông thường, thực nghiệm là phương pháp thường dùng trong tính toán tác dụng của nổ. Ở các môi trường khác nhau, các tham số môi trường và cách sắp đặt thí nghiệm nổ cũng khác nhưng mục đích cần tìm đối với phương pháp này là quy luật thời gian pha nén tác dụng và quy luật áp lực lớn nhất tác dụng theo thời gian. Đối với nổ dưới nước, khi nổ sản phẩm nổ giãn nở và đẩy nước ra hình thành bóng khí. Bóng khí giãn nở đẩy nước chuyển động ra ngoài cho đến khi áp suất trong nó cân bằng với áp suất thủy tĩnh tại điểm nổ và do quán tính nó vẫn tiếp tục chuyển động. Do vậy, áp suất bóng khí giảm và nhỏ hơn áp suất thủy tĩnh lại khiến nước chuyển động ngược về tâm bóng khí. Bóng khí bị nén lại đến một thể tích nhỏ nhất nào đó rồi lại giãn ra. Khối lượng riêng của khí nhỏ hơn của nước nên nó luôn bị áp lực thủy tĩnh nâng lên phía bề mặt tự do. Với lượng nổ đặt sâu có thể quan sát được đến hơn mười lần dao động của bóng khí. Với lượng nổ đặt nông thì số bóng khí dao động rất ít, thậm chí chỉ 302 một bóng khí khuyết .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.