Từ năm 2006 - 2013, 32 chuyến điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo đơn đã được tiến hành ở vùng biển đánh cá chung vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tổng số mẻ lưới đã được thực hiện chia đều cho các tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 trong năm. Trung bình mỗi mẻ lưới được thực hiện trong 1 giờ. Trong tổng số mẻ lưới thực hiện có 821 mẻ lưới bắt gặp cá sòng Nhật. Tỷ lệ sản lượng trung bình của cá sòng Nhật chiếm khoảng 5% tổng sản lượng qua các chuyến điều tra. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 4; 2015: 364-370 DOI: BIẾN ĐỘNG NGUỒN LỢI CÁ SÒNG NHẬT (TRACHURUS JAPONICUS TEMMINCK & SCHLEGEL, 1844) Ở VÙNG ĐÁNH CÁ CHUNG VỊNH BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2006 - 2013 Nguyễn Văn Hải Viện Nghiên cứu Hải sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn E-mail: shihanins@ Ngày nhận bài: 19-5-2015 TÓM TẮT: Từ năm 2006 - 2013, 32 chuyến điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo đơn đã được tiến hành ở vùng biển đánh cá chung vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tổng số mẻ lưới đã được thực hiện chia đều cho các tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 trong năm. Trung bình mỗi mẻ lưới được thực hiện trong 1 giờ. Trong tổng số mẻ lưới thực hiện có 821 mẻ lưới bắt gặp cá sòng Nhật. Tỷ lệ sản lượng trung bình của cá sòng Nhật chiếm khoảng 5% tổng sản lượng qua các chuyến điều tra. Năng suất khai thác trung bình của cá sòng Nhật cao nhất là vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 4 hằng năm. Trữ lượng của cá sòng Nhật có sự biến động mạnh theo chu kỳ 2 năm tăng và 2 năm giảm liên tục. Xét theo chu kỳ mùa, trữ lượng cá sòng Nhật cao nhất vào mùa thu (tháng 7) và thấp nhất vào mùa xuân (tháng 1). Từ khóa: Cá sòng Nhật, Trachurus japonicus, vùng đánh cá chung, nguồn lợi, trữ lượng. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá sòng Nhật (Trachurus japonicus Temminck & Schlegel, 1844) là loài cá nổi nhỏ phân bố chủ yếu ở phía tây Thái Bình Dương bao gồm vùng biển Nhật Bản, kéo dài qua vùng biển Trung Hoa, Đài Loan xuống tận vùng biển Đông Nam Á [1]. Ở Việt Nam, cá sòng Nhật phân bố hầu hết ở các vùng biển nhưng tập trung nhiều ở vùng vịnh Bắc Bộ trong đó có vùng đánh cá chung Việt Nam Trung Quốc. Chúng là loài cá có kích thước trung bình, chiều dài cá thể thành thục sinh dục dao động từ 18 - 20 cm. Đây là loài cá có sản lượng khai thác cao bằng nghề lưới kéo đơn trong vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ (VBB). Chúng chiếm trung bình khoảng 5% trong tổng sản lượng các chuyến điều tra trong vùng .