Số lượng loài bắt gặp trong các chuyến điều tra khá phong phú với tổng số 685 loài xác định trong mùa gió Đông Bắc và 598 loài trong mùa gió Tây Nam. Năng suất khai thác trung bình (kg/h) của toàn vùng biển Việt Nam là 55,41 kg/h và mật độ phân bố nguồn lợi CPUA (tấn/km2 ) là 0,66 tấn/km2 . Trữ lượng ước tính trung bình cho toàn vùng biển Việt Nam khoảng tấn. Trong đó, vùng biển vịnh Bắc Bộ khoảng tấn; vùng biển Trung Bộ khoảng tấn; vùng biển Đông Nam Bộ khoảng tấn và vùng biển Tây Nam Bộ khoảng tấn. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 4; 2015: 371-381 DOI: HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI HẢI SẢN TẦNG ĐÁY Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM, NĂM 2012 - 2013 Mai Công Nhuận*, Nguyễn Viết Nghĩa, Trần Văn Thanh Viện nghiên cứu Hải sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn * E-mail: nhuanrimf@. Ngày nhận bài: 25-5-2015 TÓM TẮT: Trong hai năm 2012 - 2013, dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam” đã thực hiện được 2 chuyến điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy bằng lưới kéo đáy ở vùng biển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân bố nguồn lợi hải sản tầng đáy có sự khác nhau theo các vùng biển. Số lượng loài bắt gặp trong các chuyến điều tra khá phong phú với tổng số 685 loài xác định trong mùa gió Đông Bắc và 598 loài trong mùa gió Tây Nam. Năng suất khai thác trung bình (kg/h) của toàn vùng biển Việt Nam là 55,41 kg/h và mật độ phân bố nguồn lợi CPUA (tấn/km2) là 0,66 tấn/km2. Trữ lượng ước tính trung bình cho toàn vùng biển Việt Nam khoảng tấn. Trong đó, vùng biển vịnh Bắc Bộ khoảng tấn; vùng biển Trung Bộ khoảng tấn; vùng biển Đông Nam Bộ khoảng tấn và vùng biển Tây Nam Bộ khoảng tấn. Từ khóa: Lưới kéo đáy, hải sản tầng đáy, biển Việt Nam, nguồn lợi hải sản. MỞ ĐẦU Cá biển Việt Nam thuộc khu hệ cá nhiệt đới do đó rất đa dạng về số lượng và phong phú về thành phần loài. Đa số các loài của khu hệ cá biển Việt Nam phân bố rất rộng không những ở các vùng biển Việt Nam mà còn sang các vùng biển lân cận khác [1]. Nguồn lợi Hải sản Việt Nam được chia thành một số nhóm chính như: Nhóm nguồn lợi cá nổi lớn; nhóm cá nổi nhỏ và nhóm hải sản tầng đáy. Hải sản tầng đáy được chia thành các nhóm loài chủ yếu là cá đáy, nhuyễn thể, chân đầu, giáp xác và chân bụng. Nhiều loài tầng đáy là những loài có giá trị kinh tế cao và là đối tượng khai thác quan trọng ở các vùng biển Việt Nam, của các nghề khai thác như lưới kéo đơn, kéo đôi, rê .