Mô phỏng phân bố và khả năng chịu tải đối với chất lơ lửng khu vực đầm Cầu Hai - tỉnh Thừa Thiên Huế bằng mô hình toán

Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn trong việc đồng hóa số liệu đối với chất lơ lửng làm đầu vào cho mô hình toán, bài báo đã đưa ra những kết quả về phân bố và khả năng chịu tải chất lơ lửng tại khu vực đầm Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên-Huế trong mùa khô (7/2013) và mùa mưa (10/2013). Các kết quả mô phỏng ban đầu cho thấy, sự trao đổi nước trong khu vực đầm Cầu Hai là yếu so với sự trao đổi nước ở đầm Thủy Tú cũng như đầm Tam Giang, dẫn tới sự phân bố chất lơ lửng trong đầm chủ yếu bị chi phối theo mùa và phụ thuộc vào nguồn chất lơ lửng từ sông Truồi đưa ra | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 2; 2015: 159-164 DOI: MÔ PHỎNG PHÂN BỐ VÀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI ĐỐI VỚI CHẤT LƠ LỬNG KHU VỰC ĐẦM CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ BẰNG MÔ HÌNH TOÁN Phạm Hải An*, Nguyễn Đức Thế Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: anph@ Ngày nhận bài: 13-2-2015 TÓM TẮT: Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn trong việc đồng hóa số liệu đối với chất lơ lửng làm đầu vào cho mô hình toán, bài báo đã đưa ra những kết quả về phân bố và khả năng chịu tải chất lơ lửng tại khu vực đầm Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên-Huế trong mùa khô (7/2013) và mùa mưa (10/2013). Các kết quả mô phỏng ban đầu cho thấy, sự trao đổi nước trong khu vực đầm Cầu Hai là yếu so với sự trao đổi nước ở đầm Thủy Tú cũng như đầm Tam Giang, dẫn tới sự phân bố chất lơ lửng trong đầm chủ yếu bị chi phối theo mùa và phụ thuộc vào nguồn chất lơ lửng từ sông Truồi đưa ra. Hàm lượng chất lơ lửng trung bình toàn đầm đạt 30 g/m3 vào mùa khô và 48 g/m3 vào mùa mưa. Đáng chú ý là khả năng chịu tải chất lơ lửng đối với đầm Cầu Hai trong mùa mưa là rất thấp, khả năng tiếp nhận chỉ còn 4%. Bởi vậy chỉ cần một tác động nhỏ làm gia tăng hàm lượng chất lơ lửng vào đầm cũng dẫn đến kết quả quá tải chất lơ lửng trong khu vực đầm Cầu Hai. Từ khóa: Mô hình, chất lơ lửng, Cầu Hai. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế (TTH) là hệ đầm phá lớn nhất ở Việt Nam, kéo dài từ 16015’ đến 16042’ vĩ độ bắc và 107022’ đến 107057’ kinh độ đông, dài 70 km, rộng 10 km, nơi sâu nhất khoảng 4,2 m (trung bình 1,6 m). Hệ đầm phá có hai cửa: cửa Thuận An ở phía bắc và cửa Tư Hiền ở phía nam, thuộc loại thủy vực gần kín, nước lợ và lợ - nhạt. Hiện nay, đầm phá TG-CH đang phải đối mặt với sức ép lớn từ các nguồn phát thải do các hoạt động ven đầm phá đang phát triển mạnh như nuôi trồng thủy sản, dân cư, du lịch, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các chất thải như dinh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.