Trong quá trình quang hợp, thực vật nổi làm tiêu hao khoảng 1,42 - 1,6 tấn khoáng nitơ/ngày và 0,14 - 0,17 tấn phôtphat/ngày. Tương tự, quần xã rong trong đầm cũng làm tiêu hao khoảng 0,74 - 0,83 tấn/ngày các dinh dưỡng nitơ vô cơ và 0,041 - 0,045 tấn phôtphat/ngày trên toàn đầm Thị Nại. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 2; 2015: 185-192 DOI: NĂNG SUẤT SƠ CẤP Ở ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH Cao Thị Thu Trang*, Lưu Văn Diệu, Lê Xuân Sinh, Trần Đức Thạnh Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: trangct@ Ngày nhận bài: 20-4-2015 TÓM TẮT: Các thí nghiệm đánh giá khả năng quang hợp của thực vật nổi và rong biển đã được thực hiện tại đầm Thị Nại (Bình Định) vào mùa mưa (tháng 10/2013) và mùa khô (tháng 5/2014). Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất sơ cấp của thực vật nổi và rong câu chỉ vàng Gracilaria verrucosa nằm trong khoảng 8 - 149 mgC/m3/ngày và khoảng 0,135 - 0,197 mgC/g rong/ngày. Trong quá trình quang hợp, thực vật nổi làm tiêu hao khoảng 1,42 - 1,6 tấn khoáng nitơ/ngày và 0,14 - 0,17 tấn phôtphat/ngày. Tương tự, quần xã rong trong đầm cũng làm tiêu hao khoảng 0,74 - 0,83 tấn/ngày các dinh dưỡng nitơ vô cơ và 0,041 - 0,045 tấn phôtphat/ngày trên toàn đầm Thị Nại. Từ khóa: Năng suất sơ cấp, quang hợp, dinh dưỡng, cacbon hữu cơ. MỞ ĐẦU Đầm Thị Nại nằm trong hệ toạ độ: 109012’00” - 109019’00” E; 13045’00” 13054’00” N, thuộc các xã Phước Thắng, Phước Hoà, Phước Sơn, Phước Thuận (huyện Tuy Phước), xã Nhơn Hội, các phường Nhơn Bình, Hải Cảng và Đống Đa (tp. Quy Nhơn). Diện tích lúc triều dâng là ha và ha lúc triều rút. Cửa đầm thông với vịnh Quy Nhơn rộng từ 500 m đến 700 m. Đầm tương đối kín, nằm theo hướng bắc nam, dài khoảng 12 km, rộng khoảng 4 km, lạch nước sâu ở cửa đầm là 9 - 11 m. Các sông đổ vào: Sông Côn với nhiều phân lưu đổ vào từ phía tây bắc với lưu lượng nước trung bình năm 71 m3/s và phù sa lơ lửng đạt 10,7 kg/s. Sông Hà Thanh là sông nhỏ, đổ vào từ phía tây nam. Quá trình quang hợp của thực vật nổi (TVN) và các loại rong, cỏ biển có vai trò rất lớn đến chức năng sinh thái của thủy vực. Quá Vị trí thí nghiệm Gần sát với cửa đầm (TN-TN 1) Giữa đầm (TN-TN2) trình quang hợp là sự tổng hợp .