Luyện tập với Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phan Ngọc Hiển giúp các em hệ thống lại kiến thức môn Sinh đã học qua những câu hỏi trong đề thi, giúp các em nâng cao kỹ năng phân tích, trả lời câu hỏi, thực hành giải đề giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi để các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi. Chúc các em thi tốt! | TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: SINH HỌC KHỐI 11 THỜI GIAN: 45 PHÚT Mã đề 01 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( điểm) Câu 1: Kết quả của sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là gì ? A. Hình thành tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp. B. Hình thành biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp. C. Hình thành tầng biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp. D. Hình thành gỗ sơ cấp, tầng sinh bần, mạch rây thứ cấp, gỗ lõi, gỗ dác. Câu 2: Con người có thể thúc đẩy sự ra hoa của thực vật bằng cách A. ngắt ngọn. B. bón phân đạm. C. tưới nước. D. làm tươi xốp đất. Câu 3: Tại sao các cây cau, mía, tre,. có đường kính ngọn và gốc ít chệnh lệch so với các cây thân gỗ ? A. Cây cau, mía, tre,. không có mô phân sinh bên, cây thân gồ thì có mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh của cây cau, mía, tre,., chi hoạt động đến một giai đoạn nhất định thì dừng lại. C. Cây thân gỗ có chu kì sống dài nên kích thước gốc càng ngày càng lớn. D. Cây cau, mía, tre,. có giai đoạn ngừng sinh trưởng còn cây thân gỗ thì không. Câu 4: Tại sao khi thiếu iôt trẻ em lại chậm lớn, chịu lạnh kém và có trí tuệ chậm phát triển ? (1) Thiếu iôt dẫn đến thiếu tirôxin (vì iôt là thành phần tạo nên tirôxin). (2) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm khả năng sinh nhiệt. (3) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào nên số lượng tế bào nói chung và cả tể bào thần kinh nói riêng giảm dẫn đến trí tuệ kém phát triển, cơ thể chậm lớn. Phương án đúng là A. (1) và (2). B. (1), (2) và (3). C. (2) và (3). D. (1) và (3). Câu 5: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng ? A. Phát triển của cóc là biển thái không hoàn toàn, của châu chấu là hoàn toàn. B. Phát triển của cóc là biến thái hoàn toàn và của châu chấu là không hoàn toàn. C. Phát triển của cóc và châu chấu là biến thái hoàn toàn. D. Phát triển của cóc và châu chấu là biến thái không hoàn toàn. Câu 6: Thế nào là sinh trưởng và phát triển qua biến thái của động vật