Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho tắc kè (Gekko gecko linnaeus, 1758) trong điều kiện nuôi nhốt

Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật phòng và chữa trị bệnh gây hại cho Tắc kè trong điều kiện nuôi nhốt. Nghiên cứu được thực hiện trong hai năm 2011 và 2012 tại Trung tâm Nghiên cứu cứu hộ và phát triển động vật hoang dã, trường Đại học Lâm nghiệp trên 400 cá thể Tắc kè. | Qu¶n lý Tµi nguyªn rõng & M«i tr­êng KỸ THUẬT PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CHO TẮC KÈ (Gekko gecko Linnaeus, 1758) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT Nguyễn Hữu Văn1, Giang Trọng Toàn1, Bùi Hùng Trịnh1 1 ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật phòng và chữa trị bệnh gây hại cho Tắc kè trong điều kiện nuôi nhốt. Nghiên cứu được thực hiện trong hai năm 2011 và 2012 tại Trung tâm Nghiên cứu cứu hộ và Phát triển động vật hoang dã, trường Đại học Lâm nghiệp trên 400 cá thể Tắc kè. Việc xác định các loại bệnh và biện pháp phòng trị bệnh được thực hiện trên cơ sở quan sát các biểu hiện bệnh, xác định nguyên nhân gây bệnh và tham vấn của các bác sĩ thú y. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 6 loại bệnh thường gặp trên Tắc kè đó là: bệnh giun sán, bệnh ỉa chảy, bệnh viêm nhiễm ở các bộ phận bị trầy xước, bệnh bại liệt, bệnh suy dinh dưỡng và bệnh u bướu. Kết quả thử nghiệm phòng và trị bệnh có những hiệu quả rõ rệt và có thể được áp dụng trong gây nuôi sản xuất. Từ khóa: Bệnh gây hại, chăn nuôi động vật hoang dã, phòng và chữa bệnh, Tắc kè I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tắc kè là một loài động vật hoang dã có giá trị về thực phẩm, dược liệu, kinh tế và sinh thái (Lau và cộng sự, 1994). Hiện nay, Tắc kè đã và đang được gây nuôi tự phát ở nhiều địa phương trong cả nước như Hà Nội, Nam Định, Vĩnh Phúc, An Giang,.và có tiềm năng trở thành một loài vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tài liệu hướng dẫn nuôi loài còn nhiều hạn chế mà chủ yếu là từ những kinh nghiệm nuôi thực tế của các hộ gia đình. Do vậy, nhiều hộ gia đình khi nuôi Tắc kè đã bị thiệt hại rất lớn về kinh tế do Tắc kè bị chết mà không có biệt pháp phòng và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, việc chuẩn đoán bệnh và điều trị bệnh của các bác sĩ thú y cũng chỉ dựa vào những kinh nghiệm chữa trị các loài vật nuôi thông thường nên hiệu quả điều trị bệnh không cao. Trên thế giới, McKeown & Zaworski (1997) đã nghiên cứu về loài Tắc kè làm cảnh và chỉ ra rằng: loài Tắc kè dễ bị mắc bệnh về .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
50    107    5    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.