Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất bắt đầu vào tháng 8 năm 2007 đã được George Soros, Joseph Stiglitz, Quĩ Tiền tệ Quốc tế, và những người bình luận khác gọi là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ sau cuộc đại suy thoái. Hơn nữa, Soros nghĩ rằng cơn khủng hoảng đó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thực, tuy nhiên phạm vi của ảnh hưởng của nó chưa hoàn toàn được nhận biết. Trong bài này, chúng ta nghiên cứu bằng cách nào mà cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất có thể từ khu vực tài chính lan. | Để có thể đi đến kết luận, chúng tôi đề xuất một phương pháp mới lạ để có thể phân biệt một cú shock trong cung cấp nguồn vốn tín dụng từ một nguồn dự kiến của nền kinh tế. Chúng tôi đo lường sự nhạy cảm của doanh nghiệp với tác động của giá chứng khoán đến vụ khủng bố ngày 11/09/01 (làm đảo lộn giá chứng khoản từ ngày 10 đến ngày 30/09/2001). Chúng tôi đo lường suy giảm tính thanh khoản của Công ty bằng chỉ số White-Wu (2006), có giá trị đến cuối năm 2006. Chúng tôi xây dựng một khung kiểm tra bổ sung tính chắc chắn để đảm bảo rằng các chỉ số này thể hiện tính xác thực của thông tin. Ví dụ, chúng tôi xác nhận răng chỉ số ngày 11/09 thì không bị làm hỏng bởi sự suy giảm tính thanh khoản của chính nó. Trong khi sự suy giảm tính thanh khoản và sự nhạy cảm của cầu được đo lường bởi 02 chỉ số này trong suốt thời kỳ khủng hoảng, thử nghiệp Placebo lại không dự đoán về sự thay đổi của giá chứng khoán trong ngắn hạn trước khi khủng hoản dưới chuẩn xẩy ra. Một đo lường khác về tính độc lập của doanh nghiệp với các yếu tố tài chính bên ngoài được đề xuất bởi Rajan và Zingales (1998) đã thể hiện tính xác thực trong suốt khoản thời gian từ 1990 đến 2006 cũng đã dự đoán được sự thay đổi của giá chứng khoán trong suốt thời kỳ khủng hoản dưới chuẩn.