Ebook Tìm hiểu phong tục thờ cúng của người Việt ứng dụng trong cuộc sống và kinh doanh: Phần 2

Sau đây là phần 2 của cuốn sách. Phần 2 ebook cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về tục lệ thờ cúng đặc sắc của ba miền, tục thờ Thần tài trong giới kinh doanh buôn bán và một số văn khấn thường dùng trong tín ngưỡng thờ cúng nói chung. Đồng thời, những kiến thức trong cuốn sách có thể ứng dụng vào trong các hoạt động cụ thể thường nhật của mình, nhằm hướng tới và đạt được những điều tốt đẹp nhất. | vào đất. Sau khi đặt thi thể người chết vào quan tài, phủ đất kín. Đậy nắp quan tài cũng phải coi giờ tốt. Dùng dây mây hoặc tre dài làm dây néo ô hai đầu quan tài thật chắc hơi trong quan tài mạnh có thể làm bật nắp quan tài. Quan tài đặt trên hai ghế ngắn để cho vững chắc. Chân ghế có cột vải tẩm dầu hỏa để phòng ngừa kiến leo lên. Dưới quan tài đặt một đĩa đèn dầu phụng thắp sáng ngày đêm, mục địch hơi dầu phụng thơm, xông lên đánh tan mùi tử khí. Vì vậy, lúc bốc mộ dùng dầu phụng bôi vào mũi tay chân tránh được mùi xú uế, mùi tử khí. Các thứ dầu nhị thiên đường, dầu thêm đến mức nào cũng không ngăn được loại mùi chết đó!. Ngoài hòm trang trí các hoa văn, cánh sen hoặc sơn phết cho đẹp, còn phủ lên trên hòm vải trắng có “đăng tên”, bấy giờ hòm gọi là linh cữu. Trước linh cữu có bàn soạn thiết trí linh vị có ảnh, chúng ta thường gọi là linh sàn. Trước linh sàn, đôi khi có nhà đặt bàn Phật, có nhà lập bàn Phật xây qua hướng khác. Người chết là nam, tổng số chữ viết trên triện chia cho 4, còn lẻ ba (quỹ, khóc, linh). Người chết là nữ, chữ trên triện chia cho 4 là chẵn (quỹ, khóc, linh, thính). Viết xong treo trước quan tài. Không có lá triện là “ma chết không triện” nên phải có. Đám ma ỏ làng, nhà giàu thường mời thầy chùa, thầy pháp, nếu không, nhờ khuông hội Phật giáo làng cúng kiến tụng kinh. Chương trình tang lễ được đặt ra tùy theo xem được ngày giờ chôn cất. Nếu không coi ngày giờ, nội trong ba ngày là phải chôn cất: “Tam nhật nội chi nội bất khán lịch nhật”. Người chết gặp lúc cận Tết phải chôn cất vào ngày 30 tháng Chạp, không được để sang năm mới. Sau khi khâm liệm xong, trang hoàng nhà cửa tươm tất rồi làm lễ thành thục. Lễ thành thục là lễ chịu tang, con cháu nội ngoại, dâu, rễ, chắt chiu họp lại bịt khăn tang. Ai cũng dùng sắc phục màu trắng, riêng chắt nội mặc áo và bịt khăn màu đỏ, chắt ngoại mặc áo và bịt khăn màu vàng. Lễ thành phục xong, con trai, cháu nội đích tôn đội mũ rơm, chống gậy tre nếu ông nội hoặc cha mất, gậy vông nếu bà nội hoặc mẹ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.