Ebook Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam: Phần 2

Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc các bài tham luận cũng như các kết quả nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ cúng. Qua đó khẳng định được vai trò của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam và trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng đất nước hiện nay. Để nắm rõ nội dung cuốn sách, . | Phần II: Bảo tồn và p hát huy giá trị của tín ngưỡng thờ cúng. thực hiện tốt các chương trình hành động nhằm bảo tổn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hằng năm, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng. Phẩn lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính theo nghi lễ truyển thống, có các đổng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành và đại biểu nước ngoài tham gia. Phần hội vui tươi, lành mạnh với nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc vùng Đất Tổ cội nguồn. Có lẽ, chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, Giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng như hiện nay. Sự thành công lớn nhất trong việc phát huy giá trị di sản chính là từ Khu di tích lịch sử Đển Hùng - trung tâm thực hành nghi lễ, tín ngưỡng - với sự hội tụ sâu sắc nhất nghĩa “đồng bào”, ý thức nguổn cội của hàng triệu triệu người dân Đất Việt. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ lan tỏa mạnh mẽ từ trung tầm Nghĩa Lĩnh đến các di tích thờ Hùng Vương, danh tướng thời Hùng Vương trong tỉnh Phú Thọ mà còn lan rộng ra các di tích thờ Hùng Vương trong và ngoài nước. . Công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng cùng với việc tăng cường vai trò của cộng đồng Các ngôi đền thờ Hùng Vương khởi thủy do cư dân các làng xã dưới chân Núi Nghĩa Lĩnh xây dựng. Trước Cách mạng tháng Tám có lệ Đền Thượng và Đền Giếng do thôn Cổ Tích, Đền Trung do thôn Trẹo (bây giờ gọi là Triệu Phú) còn Đền Hạ do thôn Vy Cương hương khói, cúng lễ. Các ngôi đền thờ Hùng Vương ban đầu là những ngôi miếu nhỏ, được nhân dân địa phương tôn tạo dần trở nên khang trang. Hiện nay, tại Đền Hùng còn có tấm bia “Nhất bản xã tín thí” (Bia công đức của xã) được làm vào thời Nhà Lê (cuối thế kỷ XVI) có ghi tên những người dân địa phương đã cung tiến ruộng thu hoa màu để xây dựng, tu bổ Đền Hùng. Vào thế kỷ XVII-XVIII, Khu di tích tiếp tục được người dân địa .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    76    5    23-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.