Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định tỷ lệ cầm máu ban đầu và cầm máu lâu dài của phương pháp kẹp clip cầm máu qua nội soi; xác định tỷ lệ xuất huyết tái phát, tỷ lệ phẫu thuật và tỷ lệ tử vong của phương pháp kẹp clip cầm máu qua nội soi. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018 HIỆU QUẢ CẦM MÁU BAN ĐẦU VÀ CẦM MÁU LÂU DÀI CỦA PHƯƠNG PHÁP KẸP CẦM MÁU QUA NỘI SOI PHỐI HỢP THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON LIỀU CAO Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT DO LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Huỳnh Hiếu Tâm1, Hồ Đăng Quý Dũng2 (1) Nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế (2) Khoa Nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy Tóm tắt Đặt vấn đề: Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh cấp cứu thường gặp. Hiệu quả cầm máu của các phương pháp điều trị qua nội soi đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu là trên 90%. Bốn nhóm được sử dụng trong điều trị cầm máu là các phương pháp đốt đông cầm máu bằng đầu dò nhiệt, tiêm chất gây xơ cầm máu, các phương pháp phun chất cầm máu tại chỗ và các phương pháp cầm máu cơ học. Phương pháp kẹp clip cầm máu qua nội soi là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho những trường hợp xuất huyết do loét dạ dày tá tràng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ cầm máu thành công của phương pháp kẹp clip cầm máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng trên 36 bệnh nhân xuất huyết do loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 05/2012 đến tháng 11/2014. Tất cả bệnh nhân vào viện được nội soi cấp cứu cầm máu bằng phương pháp kẹp cầm máu và sử dụng thuốc ức chế bơm proton liều cao. Kết quả: Tỷ lệ cầm máu ban đầu thành công là 97,2% và cầm máu lâu dài là 91,7%. Tỷ lệ xuất huyết tái phát, tỷ lệ phẫu thuật và tỷ lệ tử vong lần lượt là 11,1%, 5,6% và 2,8%. Kết luận: Điều trị kẹp clip cầm máu qua nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Từ khóa: Loét dạ dày tá tràng, kẹp cầm máu, liệu pháp cầm máu qua nội soi. Abstract EFFICACY OF INITIAL AND PERMANENT HEMOSTASIS OF THE ENDOSCOPIC HEMOCLIP METHOD COMBINED WITH HIGH-DOSE INFUSION OF PROTON PUMP INHIBITOR IN PATIENTS WITH PEPTIC ULER BLEEDING Huynh Hieu Tam1, Ho Dang Quy Dung2 (1) PhD Student of Hue University