Bài viết nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng dị vật đường ăn và đánh giá kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN Võ Hoàng Cường1, Đặng Thanh1, Trần Phương Nam2, Lê Thanh Thái1 (1) Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế (2) Bệnh viện Trung ương Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Dị vật đường ăn là một cấp cứu trong lĩnh vực Tai Mũi Họng, kiến thức của quần chúng nhân dân về dị vật đường ăn còn một số hạn chế. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến cứu từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2016 có tổng số 137 bệnh nhân đến khám và điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình là 35 tuổi. Tỷ lệ giới: nam (51,8%), nữ (48,2%). Người lớn (84,7%) gặp nhiều hơn trẻ em (15,3%). Nhóm tuổi gặp cao nhất là từ 16-30 tuổi (32,8%). Có 95,7% là dị vật hữu cơ, 4,3% là dị vật vô cơ. Có 90,5% bệnh nhân vào khám và điều trị ở giai đoạn chưa viêm, 8,0% ở giai đoạn viêm và 1,5% ở giai đoạn biến chứng. Dị vật mắc ở họng (73,7%), dị vật mắc ở thực quản (26,3%). Gắp dị vật trực tiếp 54%,gắp dị vật gián tiếp qua gương 11,7% và nội soi 8%, soi thực quản ống cứng 17,5%, soi thực quản ống mềm 7,3%, mở cạnh cổ 1,5%. Kết luận: Đối với dị vật họng miệng có thể lấy dị vật trực tiếp, với dị vật họng thanh quản lấy gián tiếp qua gương và nội soi. Đối với dị vật thực quản phương pháp ưu thế là soi lấy dị vật bằng nội soi ống cứng. Từ khóa: Dị vật đường ăn Abtract CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS AND RESULTS FROM TREATMENT OF FOREIGN BODIES INGESTION Vo Hoang Cuong1, Dang Thanh1, Tran Phuong Nam2, Le Thanh Thai1 (1) Hue University of Medicine and Pharmacy – Hue University (2) Hue Central Hospital , Hue Central Hospital Background: Foreign bodies ingestion is a emergency in otology, knowledge of people about foreign bodies ingestion is not enough. Objective: To study the clinical characteristics, .