Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả đặc điểm giới tính, vị trí tổn thương và phân độ ác tính u lymphô ác tính không Hodgkin; xác định sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch và mối liên quan giữa dòng tế bào với một số đặc điểm mô bệnh học u lymphô ác tính không Hodgkin. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 5 - tháng 10/2016 NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU LỘ MỘT SỐ DẤU ẤN MIỄN DỊCH VÀ MỐI LIÊN QUAN DÒNG TẾ BÀO VỚI MÔ BỆNH HỌC U LYMPHÔ ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN Nguyễn Văn Mão, Nguyễn Sỹ Hoàn, Phan Thị Minh Phương, Ngô Văn Trung Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế Tóm tắt Giới thiệu: U lymphô ác tính không Hodgkin là một trong 2 loại u lymphô ác tính thường gặp nhất, chúng chiếm khoảng 85% u lymphô ác tính chung và là một trong 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Việc áp dụng hóa mô miễn dịch để phân dòng tế bào u cũng như mối liên quan giữa dòng tế bào với một số đặc điểm mô bệnh học là rất quan trọng trong tiên lượng và định hướng điều trị. Mục tiêu: - Mô tả đặc điểm giới tính, vị trí tổn thương và phân độ ác tính u lymphô ác tính không Hodgkin; - Xác định sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch và mối liên quan giữa dòng tế bào với một số đặc điểm mô bệnh học u lymphô ác tính không Hodgkin. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học là u lymphô ác tính không Hodgkin và phân dòng tế bào bằng hóa mô miễn dịch với 5 dấu ấn LCA, CD3, CD20, CD79a và CD45RO tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: U lymphô ác tính không Hodgkin thường gặp ở nam giới hơn nữ giới (tỷ lệ nam/nữ là 1,14), tại hạch chiếm 51,7%, ngoài hạch chiếm tỉ lệ đáng kể 48,3%; U lymphô ác tính không Hodgkin độ ác tính trung gian chiếm tỷ lệ cao nhất (85%), độ ác tính thấp chiếm (8,3%), độ ác tính cao chiếm (6,7%). U lymphô ác tính không Hodgkin dòng tế bào B chiếm đa số (85%), dòng tế bào T chỉ chiếm 13,3%, 1,7% chưa xác định dòng. Dòng tế bào B thường gặp mức độ ác tính trung gian và thấp; dòng tế bào T gặp cao hơn ở độ ác tính cao; Không thấy có sự liên quan giữa dòng tế bào u với giới tính và vị trí tổn thương. Kết luận: Hóa mô miễn dịch với 5 dấu ấn LCA, CD3, CD20, CD79a và CD45RO có thể phân dòng tế bào B hay T