Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng dịch vụ du lịch. Phân tích vai trò của chất lượng dịch vụ trong hoạt động du lịch, những nội hàm của chất lượng dịch vụ và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ trong hoạt động du lịch. Phân tích quy trình quản lý chất lượng dịch vụ tại điểm đến du lịch. Phân tích và đánh giá thực trạng về chất lượng dịch vụ trên địa bàn Sầm Sơn- Thanh Hóa. Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn- Thanh Hóa. | Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn – Thanh Hoá Trần Quốc Hưng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Du lịch Người hướng dẫn: . Lê Anh Tuấn Năm bảo vệ: 2013 Abtracts: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng dịch vụ du lịch. Phân tích vai trò của chất lượng dịch vụ trong hoạt động du lịch, những nội hàm của chất lượng dịch vụ và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ trong hoạt động du lịch. Phân tích quy trình quản lý chất lượng dịch vụ tại điểm đến du lịch. Phân tích và đánh giá thực trạng về chất lượng dịch vụ trên địa bàn Sầm Sơn- Thanh Hóa. Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn- Thanh Hóa. Keywords: Chất lượng dịch vụ; Du lịch; Sầm Sơn; Hoạt động du lịch Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, dưới tác động của sự phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn "hậu công nghiệp", phát triển nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh dịch đó du lịch là một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong dịch vụ. Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội loài người và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. ở nhiều nước trên thế giới, du lịch chiếm vị trí là ngành kinh tế quan trọng thậm trí còn được coi là mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã và đang dịch chuyển theo hướng nâng dần tỷ trọng của ngành thương mại, dịch vụ. Trong thời gian qua, các ngành dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, góp phần đầy mạnh nền kinh tế đất nước đi lên, trong đó du lịch là ngành được quan tâm nhiều nhất. Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020 là trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực và thế giới. Cùng với xu thế coi trọng ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng, Thanh Hóa xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại động lực cho .