Hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả dấu hiệu trầm cảm sau sinh và tìm hiểu trải nghiệm, hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2015. Từ đó cung cấp bằng chứng về thực trạng hành vi tìm kiếm hỗ trợ cũng như chỉ ra tầm quan trọng của việc nhận biết các dấu hiệu trầm cảm để sàng lọc, chẩn đoán và điều trị trầm cảm kịp thời nhằm nâng cao sức khỏe phụ nữ và trẻ em trong tương lai. | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC HÀNH VI TÌM KIẾM HỖ TRỢ CỦA PHỤ NỮ CÓ DẤU HIỆU TRẦM CẢM SAU SINH TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Trần Thơ Nhị1, Tine M. Gammeltoft2, Nguyễn Đức Hinh1, Nguyễn Thị Thúy Hạnh1 1 Trường Đại học Y Hà Nội, 2Trường Đại học Copenhaghen, Đan Mạch. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu dấu hiệu và hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Những người tham gia đã báo cáo cảm giác buồn, bất hạnh, trầm cảm, ăn không ngon miệng và khóc liên tục. Bốn phụ nữ cho biết có ý định tự tử bằng các hình thức tự gây tổn hại khác nhau. Phần lớn các bà mẹ trầm cảm không tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Họ thường nói chuyện với bạn bè, người thân hoặc mạng xã hội. Những phát hiện này cho thấy việc sàng lọc trầm cảm sau sinh và các hành vi tìm kiếm giúp đỡ trong nhóm này là cần thiết để đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho phụ nữ và nâng cao sức khoẻ cho họ và trẻ em. Từ khoá: hành vi tìm kiếm hỗ trợ, trầm cảm sau sinh, dấu hiệu trầm cảm sau sinh I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một rối loạn tâm thần nghiêm trọng, nó ảnh hưởng tiêu cực không chỉ cho bà mẹ, thai nhi, gia đình và con của họ [1]. Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh là khá phổ biến. Trên thế giới, tỷ lệ trầm cảm sau sinh dao động từ 4,3% đến 43,9% [2]. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng khoảng 13% các bà mẹ trên khắp các nền văn hóa [3]. Bà mẹ bị trầm cảm sau sinh thường thể hiện những cảm xúc tiêu cực hơn như buồn phiền, lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt Hvà đặc biệt là có ý định tự tử hoặc tự hủy hoại bản thân và chính đứa con mình sinh ra [4]. Mặt khác, một số nghiên cứu đã thống kê và cho thấy phụ nữ không nhận biết được triệu chứng của bệnh trầm cảm và không tìm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu trầm cảm [4; 5]. Một số phụ nữ khác biết hoặc được chẩn đoán là trầm cảm sau sinh nhưng họ không tìm kiếm sự giúp đỡ từ bất cứ nguồn Địa chỉ liên hệ: Trần Thơ Nhị, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội nào [4; 5]. Nghiên cứu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.