Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thận lupus được phát hiện sớm bằng xét nghiệm micoralbumin/creatinine niệu

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương thận được phát hiện sớm bằng xét nghiệm Micoralbumin/creatinine niệu (ACR niệu). | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH THẬN LUPUS ĐƯỢC PHÁT HIỆN SỚM BẰNG XÉT NGHIỆM MICORALBUMIN/CREATININE NIỆU Nguyễn Anh Minh, Hoàng Thị Lâm Trường Đại học Y Hà Nội Bệnh thận lupus làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân SLE, nhưng chỉ 2/3 trường hợp có biểu hiện trên lâm sàng, số còn lại không biểu hiện rõ ràng được gọi là viêm thận lupus câm. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm thận lupus được phát hiện sớm bằng xét nghiệm Micoralbumin/creatinine niệu (ACR niệu). Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 bệnh nhân được chẩn đoán SLE theo tiêu chuẩn SLICC 2012 mà chưa có tổn thương thận trước đó, tiến hành tại phòng khám quản lý Lupus bệnh viện Bạch Mai. Kết quả cho thấy có 22/110 bệnh nhân SLE có xét nghiệm ACR dương tính (ACR ≥ 3 mg/mmol), chiếm tỷ lệ 20%. Xét nghiệm có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 83,8%, giá trị dự báo dương tính 22,7% và giá trị dự báo âm tính là 100%. Không có sự khác biệt về lâm sàng và cận lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân SLE có xét nghiệm ACR dương tính và nhóm bệnh nhân có ACR âm tính. Từ khóa: lupus ban đỏ hệ thống, microalbumin/creatinin niệu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus - SLE) là bệnh tự miễn có biểu hiện tổn thương ở nhiều hệ cơ quan nhưng chủ yếu là biểu hiện ở da, niêm mạc, khớp và thận [1]. Bệnh không thể điều trị khỏi triệt để nhưng bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống vẫn phải được khám, theo dõi và quản lý bệnh theo định kỳ nhằm hạn chế các đợt cấp của bệnh, đồng thời giúp phát hiện sớm tổn thương các cơ quan nội tạng để điều trị bệnh một cách kịp thời [2]. Bệnh thận lupus làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống, nhưng chỉ 2/3 trường hợp có biểu hiện trên lâm sàng, số còn lại không biểu hiện rõ ràng được gọi là viêm thận lupus câm [3; 4]. Viêm thận lupus câm được Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Anh Minh, Bộ môn Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    69    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.