WWF Việt Nam chiến lược 2015-2020

Tài liệu đưa ra 4 chiến lược: Sử dụng vốn tự nhiên để làm nền tảng, bảo vệ các mục tiêu bảo tồn tại các khu vực ưu tiên, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững, tăng cường khả năng chống chịu. để đạt được mục tiêu cho đến năm 2020 là “Bảo tồn hiệu quả, quản lý bền vững tài nguyên và tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu với với biến đổi khí hậu tại các khu vực ưu tiên của WWF tại Việt Nam”. | WWF-VIỆT NAM CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC 2015 – 2020 VN Vườn Quốc gia Cát Tiên © Kayleigh Ghiot / WWF 2015 GIỚI THIỆU Việt Nam nằm ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, nơi được đánh giá là có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Tính đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái mang lại sinh kế cho hàng chục triệu người dân thuộc khu vực. WWF-Việt Nam, một thành viên của WWF-Greater Mekong, được thành lập với sứ mệnh bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực và xây dựng một tương lai phát triển bền vững cho con người nơi đây. Có khoảng 16% số loài động thực vật được biết trên thế giới phân bố ở Việt Nam, cùng với những cảnh quan sinh thái đa dạng, bao gồm các dãy núi hùng vĩ, các khu rừng nhiệt đới, các vùng đất ngập nước, vùng biển rộng lớn với bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Các khu vực ưu tiên bảo tồn của WWF-Việt Nam nằm trong 200 vùng sinh thái cần được ưu tiên bảo tồn trên toàn cầu theo đánh giá của WWF. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều loài sinh vật của khu vực đang đứng bên bờ tuyệt chủng và cần các giải pháp can thiệp khẩn cấp. Những nguyên nhân chính bao gồm: sinh cảnh bị thu hẹp và suy thoái, phát triển cơ sở hạ tầng chưa dựa trên việc đánh giá đầy đủ các tác động môi trường và xã hội, tác động biến đổi khí hậu, sản xuất không bền vững, săn bắn trái phép, . Chính vì lẽ đó, các giải pháp toàn diện nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, từ nâng cao nhận thức bảo tồn đến việc xây dựng hoàn thiện chính sách và sự phối hợp giữa các ban, ngành và các cấp là hết sức cần thiết. Tại Việt Nam, WWF sẽ tập trung vào các khu vực ưu tiên bao gồm khu vực dãy Trường Sơn, nổi tiếng về hệ động thực vật vô cùng phong phú và số lượng các loài động vật nguy cấp và đặc hữu của Việt Nam; và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những vùng châu thổ rộng lớn, và màu mỡ nhất của châu Á và thế giới. Hai vùng sinh cảnh ưu tiên này đều mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế đối với quốc gia, trong khi đó hàng chục triệu người trong khu vực cũng đang hưởng lợi từ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    79    2    28-04-2024
16    441    9    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.