Do Nghinh Lương Đình đã từng được tu sửa nhiều lần nên việc phục dựng hình ảnh của công trình này trong lịch sử là việc làm hết sức cần thiết nhằm xác định những chi tiết cần được nghiên cứu phục hồi khi trùng tu công trình. | 43 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018 NGHINH LƯƠNG ĐÌNH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ HÌNH DÁNG KIẾN TRÚC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Phan Thanh Hải* Nguyễn Tiến Bình** LTS: Dự án tu bổ, phục hồi Nghinh Lương Đình được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định 2583/QĐ-UBND ngày 27/10/2016. Thời gian thực hiện dự án là 03 năm. Nội dung công việc được thực hiện trong dự án là thay thế, phục hồi hệ kết cấu gỗ; lan can; hệ mái; phục hồi phần sơn son toàn bộ công trình. Do Nghinh Lương Đình đã từng được tu sửa nhiều lần nên việc phục dựng hình ảnh của công trình này trong lịch sử là việc làm hết sức cần thiết nhằm xác định những chi tiết cần được nghiên cứu phục hồi khi trùng tu công trình. Nghinh Lương Đình là một công trình kiến trúc cung đình thời Nguyễn, nằm ngay sát Sông Hương, phía trước Phu Văn Lâu, trên trục dũng đạo của Kinh Thành Huế. Khi mới được khởi dựng, Nghinh Lương Đình được gọi là Lương Tạ (là loại công trình có kết cấu một nửa ở trên bờ, một nửa ở dưới nước), là một phần của hành cung Hương Giang, dùng làm nơi hóng mát hoặc nghỉ chân của nhà vua trước khi lên thuyền. Mặc dù không phải là công trình kiến trúc có quy mô lớn hay giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các công trình hành chính triều Nguyễn, song Nghinh Lương Đình lại có những nét duyên dáng riêng, in đậm trong ký ức, tâm hồn người dân xứ Huế. Cùng với Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình đã trở thành hình ảnh đại diện cho kiến trúc di sản Huế khi hình ảnh công trình được lựa chọn sử dụng trong đồng tiền mệnh giá đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay. Nhìn bên ngoài, kiến trúc Nghinh Lương Đình rất mềm mại và duyên dáng, nhưng các chi tiết cấu tạo bên trong, khi được xem xét kỹ, lại cho thấy công trình này có rất nhiều điểm dị biệt so với các công trình khác cùng chức năng, cùng thời kỳ xây dựng, cùng đối tượng sử dụng và hình thức kiến trúc, ví dụ như: kèo nhà chính và các con bọ đỡ không được chạm khắc hoa văn trang trí; toàn bộ đòn tay của công trình là đòn