Học thuyết Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Nội dung bài viết nêu bối cảnh chung, định dạng học thuyết Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPT), học thuyết Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chống Sáng kiến Vành đai và Con đường. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018 55 BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM HỌC THUYẾT ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG Lê Vĩnh Trương* 1. Bối cảnh chung Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đà Nẵng vào ngày 11/11/2017, trong diễn văn, đã đề cập đến tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương (IndoPacific): “Thật vinh dự được có mặt tại Việt Nam - tại trái tim của khu vực IndoPacific để trò chuyện với nhân dân và các lãnh đạo kinh doanh của khu vực này”.(1) Những động thái trước và sau diễn văn này cho thấy Mỹ và các đồng minh đang có những chuyển động ở khu vực địa lý nêu trên. Các phát biểu và chuyển dịch của Mỹ, Nhật, Ấn và Úc cho thấy có một chương trình hành động tại vành đai Ấn Độ-Thái Bình Dương của các quốc gia trên hai đại dương này. Cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI(2) hay còn gọi là OBOR(3)) đầy tham vọng, học thuyết Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Tạm gọi Indo-Pacific Theory, IPT) hình thành và có thể nói đây là hai bức tranh lớn nhất của địa-chính trị vào thời điểm hiện tại 2018, tuy nội dung chính của chương trình Ấn-Thái (IPT) là những mảng hoạt động cụ thể về liên kết các đối tác. Trước diễn văn tại Đà Nẵng, ngày 5-7/11/2017 tại căn cứ Hoành Điền, Nhật Bản, ông Trump nói “Chúng ta sẽ cùng các quốc gia đồng minh, bồi đắp tự do, khai mở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.” Như vậy, Thủ tướng Abe và Tổng thống Trump đã cùng vạch ra học thuyết Ấn Độ - Thái Bình Dương trong đó có đề cập đến vai trò của các nước Ấn, Nhật, Mỹ, Úc.(4) Thế nhưng việc kết nối hai đại dương này đã được các lãnh đạo Mỹ, Ấn, Nhật trước hai vị Trump-Abe điểm qua. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào tháng 10 năm 2010 đã bàn đến khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương này tại Hawaii. (5) Tổng thống Mỹ Obama ngày 17/11/2011 cũng đã phát biểu rằng sau một thập niên theo đuổi hai cuộc chiến xương máu, Mỹ đã quay lại khu vực châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.(6) Cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từng khẳng định chính sách hướng Đông của Ấn Độ là

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.