Giải thích một số từ việt cổ trong kinh của Minh Lý đạo và phật giáo Hòa Hảo

Bằng cách sử dụng từ Việt cổ trong kinh kệ và giáo lý, phải chăng ba nền tôn giáo bản địa phát sinh ở Nam Kỳ đã và đang duy trì một số lời ăn tiếng nói lâu đời của dân tộc, không để cho mai một? | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (145) . 2018 26 GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ VIỆT CỔ TRONG KINH CỦA MINH LÝ ĐẠO VÀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO Huệ Khải* I. Mở đầu Tại Việt Nam, cụ thể là Nam Kỳ,(1) trong bốn thập niên đầu thế kỷ 20, đã xuất hiện ba tôn giáo rất đặc biệt, xét về mặt nguồn gốc: Minh Lý đạo (1924); Cao Đài giáo (1926); Phật giáo Hòa Hảo (1939). Giới nghiên cứu lúc đầu gọi ba tôn giáo này là bản địa (indigenous), về sau lại gọi là nội sinh (endogenous); gọi như vậy bởi vì ba tôn giáo này vốn không phải từ nước ngoài du nhập Việt Nam. Minh Lý đạo và Cao Đài giáo không có Giáo chủ mang thân xác hữu vi (physical body); kinh tụng và giáo lý (thánh ngôn, thánh giáo) hai đạo này được Ơn Trên truyền dạy qua cơ bút (thơ và văn xuôi). Còn giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo (sấm giảng) do Đức Thầy (Đức Huỳnh Giáo chủ) giảng dạy bằng thơ, chủ yếu là thơ lục bát và song thất lục bát. Ba nguồn giáo lý nói trên có điểm chung là đều dùng tiếng Việt, ghi chép bằng chữ Quốc ngữ y theo lời Ơn Trên hay Đức Huỳnh Giáo chủ trực tiếp truyền dạy (tức không phải là các bản dịch từ tiếng nước ngoài do các cao đồ thực hiện). Đáng chú ý là cả ba nền giáo lý này đều dùng khá nhiều từ Việt cổ (archaic), tức là những từ ngữ không còn thông dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày,(2) và hầu như không còn được ghi nhận trong các bộ từ điển hay tự điển tiếng Việt xuất bản từ nửa sau thế kỷ 20 trở đi, ngoại trừ bộ Tự điển Việt Nam, quyển Thượng và Hạ, do Lê Văn Đức cùng một nhóm văn hữu biên soạn, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, nhà sách Khai trí xuất bản tại Sài Gòn năm 1970. (Bộ này còn ghi nhận khá nhiều mục từ thuộc loại từ cổ, nhưng không quan tâm ghi chú bên cạnh rằng đó là từ cổ. Sau đây, khi nhắc tới bộ sách này, tôi gọi tắt là Lê Văn Đức). Bằng cách sử dụng từ Việt cổ trong kinh kệ và giáo lý, phải chăng ba nền tôn giáo bản địa phát sinh ở Nam Kỳ đã và đang duy trì một số lời ăn tiếng nói lâu đời của dân tộc, không để cho mai một? Tuy nhiên, tín đồ thường không hiểu nghĩa từ Việt cổ, mà kinh sách .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
98    99    2    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.