Tiếp cận văn hóa dân tộc thông qua ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình là một trong những phương pháp tốt nhất để tiếp cận giá trị nghệ thuật của các công trình chạm khắc trang trí kiến trúc tôn giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là việc làm cần thiết nhằm gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 15, Số 8 (2018): 183-191 Vol. 15, No. 8 (2018): 183-191 Email: tapchikhoahoc@; Website: TIẾP CẬ Ậ THẾ KỈ XVIII – XIX Nguyễn Thị Thu Tâm* Trường Đại học Sài Gòn Ngày nhận bài: 25-11-2017; ngày nhận bài sửa: 05-4-2018; ngày duyệt đăng: 24-8-2018 TÓM TẮT Tiếp cận văn hóa dân tộc thông qua ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình là một trong những phương pháp tốt nhất để tiếp cận giá trị nghệ thuật của các công trình chạm khắc trang trí kiến trúc tôn giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là việc làm cần thiết nhằm gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: bao lam, cách điệu, ngôn ngữ tạo hình, chùa Việt. ABSTRACT Art research decorative plate shielding porcelain in Ho Chi Minh City, 18th - 19th centuries Aproaching the national culture through the language of plastic arts is the best way to access to the artistic value of the decorative religious architectural carving works of arts in Ho Chi Minh city. This is an esential requirement to keep the national and traditional values of Vietnam in the context of the international intergration. Keywords: decorative plate shielding, stylized, language of art, Vietnamese pagoda. Đặt vấn đề Tại vùng đất phương Nam, từ ngày khai hoang, mở cõi, dấu ấn của người Việt đã để lại đậm nét trên vùng đất này, thể hiện rõ bản chất Việt qua các hoạt động văn hóa, xã hội, cho dù bị tác động của môi trường sống, điều kiện xã hội và các nền văn hóa khác. “Người Việt “lớn dần” lên, từ cái nôi buổi đầu đã mở dần địa giới về phương Nam theo những bước thăng trầm của lịch sử” (Trần Lâm Biền (chủ biên), 2001, ). Ở nơi đây đã hình thành một dòng nghệ thuật độc đáo của người Việt mà sau khi giải mã bằng ngôn ngữ tạo hình, cụ thể là qua các công trình kiến trúc nghệ .