Bài viết này đúc kết những nghiên cứu gần đây về các cơ chế quyền tài sản và thực hành quyền tài sản ở vùng đầm phá Tam Giang nhằm nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển chi hội nghề cá và việc hỗ trợ trao quyền khai thác thủy sản cho chi hội. Bài viết mô tả các quy trình đã được áp dụng để thực hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá thuộc xã Vinh Giang, bao gồm cả những sáng kiến về trao quyền khai thác thủy sản cho chi hội nghề cá. | See discussions, stats, and author profiles for this publication at: Quyền tài sản và trao quyền trong đồng quản lý nguồn lợi thủy sản ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Việt Nam Conference Paper · March 2010 CITATIONS READS 0 216 3 authors, including: Truong Dung Truong Van Tuyen University of Tasmania Hue University 7 PUBLICATIONS 0 CITATIONS 25 PUBLICATIONS 150 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: GOVERNANCE AND MANAGEMENT OF COMMON POOL RESOURCES IN VIETNAM View project Small-scale fisher adaptation View project All content following this page was uploaded by Truong Dung on 10 November 2015. The user has requested enhancement of the downloaded file. SEE PROFILE Quyền tài sản và trao quyền trong đồng quản lý nguồn lợi thủy sản ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Việt Nam Trương Văn Tuyển 1 a, Nguyễn Viết Tuân a và Trương Quang Dũng b a Trường Đại học Nông lâm Huế b Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Khoa Kinh Tế Nông Nghiệp Tóm tắt Tài nguyên dùng chung, như nguồn lợi thủy sản, thường bị khai thác quá mức và đang trên đà suy giảm là do sự nghèo đói làm gia tăng áp lực sử dụng và sự thiếu rõ ràng về cơ chế quyền tài sản. Khai thác quá mức là hậu quả của một hệ thống tiếp cận mở có từ lâu đời. Ở đầm phá Tam Giang, Việt Nam, Nhà nước củng đã xây dựng và ban hành nhiều qui định quản lý nhưng thiếu thể chế thích hợp để thúc đẩy việc thực hiện. Vì thế, các nhóm sử dụng nguồn lợi bằng cách tiếp cận truyền thống đã tận dụng mọi cơ hội để gia tăng khả năng và mức độ tiếp cận và sử dụng nguồn lợi mà không thể hiện trách nhiệm cần thiết đối với vấn đề bảo vệ. Cải thiện quản lý trong bối cảnh này cần có một phương thức (ví dụ như: đồng quản lý) mà trong đó các cộng đồng năng động và được trao quyền đảm nhận vai trò chính yếu. Hình thức quản lý này cần có sự trao quyền khai thác thủy sản trong đó quyền quản lý được chia sẻ giữa chính quyền