Đề tài nghiên cứu các định, thống kê, mô tả, phân loại các tín hiệu thẩm mĩ trong tập Di cảo thơ (phần 3); xác định ý nghĩa và cơ chế tạo nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ trong tập Di cảo thơ (phần 3); chỉ ra giá trị và vai trò của các tín hiệu thẩm mĩ đó đối với sự thành công của tập thơ cũng như việc khẳng định phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỖ HÀ QUỲNH TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG TẬP DI CẢO THƠ (PHẦN 3) CỦA CHẾ LAN VIÊN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN Phản biện 1: TS. TRƯƠNG THỊ NHÀN Phản biện 2: TS. LÊ ĐỨC LUẬN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 5 năm 2013 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng tôi chọn đề tài Tín hiệu thẩm mĩ trong Di cảo thơ (phần 3) của Chế Lan Viên vì nhiều lí do: Thứ nhất, tín hiệu thẩm mĩ có liên quan đến quá trình sáng tác và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Đó là cách nhà văn mã hóa những thông điệp của mình trong sáng tác. Đến lượt mình, người đọc phải giải mã được những tín hiệu ấy thì mới có thể lĩnh hội được tác phẩm. Thứ hai, Chế Lan Viên là nhà thơ có vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam. Ở cả ba chặng đường văn học 30- 45, văn học 4575 và văn học sau 75, nhà thơ đều có những thành tựu đỉnh cao. Đặc điểm nổi bật của phong cách thơ này là chất trí tuệ, sự suy tư, chiêm nghiệm ở chiều sâu triết lí. Do vậy mà mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên nhưng chiếc “tháp Bay-on bốn mặt” trong lâu đài thơ của người nghệ sĩ này vẫn còn là một bí mật đối với công cuộc tìm tòi, “khai quật” của những người ham mê vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Thứ ba, Di cảo thơ (phần 3) là tập thơ còn ít được khai thác hơn cả về nội dung lẫn nghệ thuật so với những tập thơ khác. Chọn Di cảo thơ (phần 3) làm đề tài cho mình, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn thế giới tâm hồn của nhà thơ, đồng thời muốn đóng góp một phần, dù rất nhỏ, vào việc tiếp cận phần chìm của những “tảng băng trôi” trong nghệ thuật thơ của người nghệ .