Đề tài xác định hàm lượng, một số chỉ số vật lý, hóa học của tinh dầu và dịch chiết lá trầu ở huyện Tiên Phước - Quảng Nam; xây dựng quy trình chiết tách một số hợp chất hóa học từ tinh dầu và dịch chiết lá trầu; xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số hợp chất chính trong tinh dầu và dịch chiết Mời các bạn tham khảo. | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN NHO DŨNG NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU VÀ DỊCH CHIẾT TỪ LÁ TRẦU KHÔNG Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Đà Nẵng - Năm 2011 2 Công trình ñược hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: . Đào Hùng Cường Phản biện 1: Phản biện 2:. Luận văn sẽ ñược bảo vệ tại Hội ñồng bảo vệ chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngàythángnăm 2011 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin - Học liệu - Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ñề tài Con người chúng ta không ai tránh khỏi một lần mắc bệnh. Mỗi căn bệnh dù nhẹ hay nặng ñều làm người ta khó chịu và phải tìm cách chữa trị. Hiện nay, y học phát triển mạnh nên chúng ta cũng có quyền lựa chọn cách chữa trị phù hợp với bệnh tật và với hoàn cảnh của mình. Với ñiều kiện kinh tế nước ta hiện nay, ña số người dân còn nghèo thì việc tìm cách chữa trị vừa rẻ tiền vừa mang lại hiệu quả, không ñể lại tác dụng phụ ñược người dân quan tâm lựa chọn. Nền y học dân gian dùng cây cỏ ñể trị bệnh là hình thức chữa bệnh cổ nhất của nhân loại, ñã có từ nhiều ngàn năm trước. Trên thế giới, xu hướng nhân loại ngày càng ưa thuốc có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học. Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt ñới ẩm ướt nên hệ thực vật rất phong phú và ña dạng, ñó là nguồn tài nguyên sinh học quý giá, thuộc loại tài nguyên tái tạo ñược, nhiều cây thuốc quý với ñầy ñủ chủng loại và số lượng lớn. Vậy một câu hỏi ñặt ra là: “Tại sao chúng ta không sử dụng chúng ñể chữa bệnh?” [1], [4], [11]. Cây trầu còn có tên là trầu không và có tên khoa học là Piper betle, thuộc loài . Theo ñông y, lá trầu có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng chữa ho,