Luận văn mang ý nghĩa là sự kế thừa, tiếp tục các kiến thức, lý thuyết của những xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng ngữ pháp chức năng, ngữ pháp ngữ nghĩa, ngữ dụng trong tiếng Việt. nội dung chi tiết. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯƠNG THỊ KHÁNH CHI PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ TÌNH THÁI NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG CÁC PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng, Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: . NGUYỄN VĂN HIỆP Phản biện 1: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN Phản biện 2: TS. TRƯƠNG THỊ NHÀN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 5 năm 2013 Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU Trong phần mở đầu, chúng tôi trình bày những vấn đề sau: 1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất, hiện nay tình thái và các phương tiện biểu thị tình thái (PTBTTT) đang trở thành đối tượng được giới ngôn ngữ học quan tâm, nghiên cứu khá nhiều theo hướng ngữ pháp chức năng, trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng, kết học. Trong tiếng Việt, các PTBTTTT rất đa dạng, hiện có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì thế, đây sẽ là lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều “khoảng trống” để khai thác. Thứ hai,hầu hết những công trình đã từng nghiên cứu về vấn đề này thường có xu hướng chọn nghiên cứu chung tất cả các PTBTTT hoặc chuyên sâu vào một, hay một nhóm các PTBTTT để khảo sát ở góc độ trong ngôn ngữ tự nhiên, hoặc trong một tác giả văn học, hoặc so sánh đối chiếu với ngôn ngữ khác, hoặc thuần về lý luận ngôn ngữ. Chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề các PTBTTT ở góc độ phong cách ngôn ngữ báo chí và cụ thể là ở thể loại phóng sự. Các PTBTTT là một trong những “thủ thuật” nếu biết vận dụng khéo léo vào phóng sự sẽ đạt được hiệu quả mong muốn là chuyển tải được thái độ chủ quan của người viết nhưng vẫn đảm bảo được tính chân thực, khách quan của báo chí. Chúng tôi lựa chọn các tác phẩm phóng sự của Vũ Trọng Phụng làm cứ liệu để khảo sát vì ông là một nhà văn, đồng thời