Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được những đặc thù tài nguyên sinh khí hậu vùng TDMNBB. Thành lập được các bản đồ sinh khí hậu vùng TDMNBB Đề xuất được các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu ở vùng TDMNBB cho việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. | BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ MÃ SỐ: TNMT Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Chủ nhiệm đề tài: . Nguyễn Thế Hưng HÀ NỘI - 2018 BẢNG DANH LỤC VIẾT TẮT TT Viết đầy đủ Viết tắt Bộ NN&PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BXQH Bức xạ quang hợp KT - XH Kinh tế - xã hội ĐKTN Điều kiện tự nhiên SKH Sinh khí hậu SDHL Sử dụng hợp lý TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ TNTN Tài nguyên thiên nhiên TTV Thảm thực vật PE Polyetylen TNST Thích nghi sinh thái MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Cáác dẫn liệu khoa học về khí hậu không chỉ có ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và môi trường, mà còn giúp cho người sản xuất nông nghiệp có biện pháp kỹ thuật phù hợp vàgiúp cho các nhà quản lý trong việc thương mại nông nghiệp và quản lý rủi ro. Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu đa dạng sinh học cho vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Hơn nữa, các công trình này lại được nghiên cứu một cách khá độc lập với tài nguyên sinh khí hậu của vùng lãnh thổ. Vùng trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) có nhiều tiềm năng cho phát triển, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, an toàn sinh thái và quốc phòng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vùng TDMNBB phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề của các thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng TDMNBB đến năm 2020” đã nêu rõ: “Xây dựng một vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở sản xuất nông lâm kết hợp để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát huy lợi thể của mỗi tiểu vùng để tiếp tục hình thành và phát triển các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp.” Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu đánh giá tài nguyên