Đề thi học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như củng cố kiến thức của mình, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo. | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: HÓA HỌC; Khối 12 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề. (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh:. Số báo danh: . Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: Al=27; Na=23; H=1; O=16; S=32; Ag=108; Cu=64; Fe=56; Ca=40; K=39; Zn= 65; P=31; N=14; Ba=137; Mg=24; Cl=35,5; Br=80; I=127; Pb=207. Câu 1: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch A. HNO3. B. NaOH. C. Fe2(SO4)3. D. HCl. Câu 2: Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất clorua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng. Ngoài ra chất X còn dùng để xử lí chất thải. Công thức của X là A. NaOH. B. KOH. C. Ca(OH)2. D. Ba(OH)2. Câu 3: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, Li, Cs, Rb. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. Rb. B. Cs. C. Na. D. Li. Câu 4: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện: Trong hình vẽ trên, oxit X là A. CuO. B. Na2O. C. Al2O3. D. MgO. Câu 5: Dung dịch NaOH không tác dụng với A. FeO. B. Al2O3. C. NaHCO3. D. AlCl3. Câu 6: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch Ca(HCO3)2? A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. Na2CO3. D. HCl. Câu 7: Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch A. HNO3. B. KNO3. C. NaNO3. D. Na2CO3. Câu 8: Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì A. cả hai đều bị ăn mòn như nhau. B. kim loại bị ăn mòn trước là sắt. C. kim loại bị ăn mòn trước là thiếc. D. không kim loại nào bị ăn mòn. Câu 9: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. Be. B. K. C. Ba. D. Na. Câu 10: Chất không có tính lưỡng tính là A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. NaHCO3. D. AlCl3. Câu 11: Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần