Xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018-2019 lần 1 - THPT Lý Thái Tổ - Mã đề 485, giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. ! | SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1-NĂM HỌC 2018-2019 MÔN THI: HÓA HỌC Ngày thi: 01/11/2018 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi : 485 Họ, tên thí sinh:. Số báo danh: . Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; Li=7; Be=9; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137; Câu 1: X là một hexapeptit được tạo thành từ một α-aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 5,04 lít O2 đktc thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2. CTPT của α-aminoaxit tạo lên X là. A. C2H5O2N B. C4H9O2N C. C5H11O2N D. C3H7O2N Câu 2: Ở điều kiện thường, X là chất bột rắn vô định hình, màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, xoắn như lò xo. Thủy phân X trong môi trường axit thu được glucozo. Tên gọi của X là A. Amilopectin. B. Amilozo. C. Saccarozo. D. Xenlulozo. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các amin đều làm quỳ ẩm chuyển sang màu xanh. B. Các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực. C. Pentapeptit là một peptit có 5 liên kết peptit D. Axit-2-aminoetanoic còn có tên là Axit-β-aminoaxetic Câu 4: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển của trái đất giữ lại và không bức xạ ra ngoài vũ trụ được. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. A. CFC B. O3 C. NO2 D. CO2 Câu 5: Cho 27 gam một ankyl amin X tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 21,4 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là A. C2H5NH2 B. CH3NH2 C. C4H9NH2 D. C3H7NH2 Câu 6: Thủy phân 0,01 mol Saccarozo một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thì khối lượng Ag thu được