Tác phẩm được viết đơn giản để ngay cả người không có nền tảng kiến thức về kỹ thuật cũng hiểu, và đặc biệt dành cho những ai tò mò muốn biết không chỉ những điều kỳ lạ mới nhất của khoa học ở thế kỷ XX mà cả hệ quả triết học và thần học của chúng. Mời các bạn tham khảo phần 2 cuốn sách. | CHƯƠNG NĂM NHỮNG ĐIỀU KỲ LẠ TRONG THẾ GIỚI CÁC NGUYÊN TỬ M ột thế giới màu sắc Chúng ta sống trong một thế giới đầy màu sắc: màu xanh lơ của da trời, màu hồng tinh tế của một bông hoa, màu xanh mát của một chiếc lá hoặc màu đỏ rực của cảnh hoàng hôn. Những màu sắc đó đem lại sự tươi mát cho tâm hồn chúng ta, làm cho cuộc sống của chúng ta đáng yêu biết bao. Nhờ đâu mà chúng ta được hưởng một lễ hội những sắc màu rực rỡ và đa dạng như thế? Cho đến đầu thế kỷ XX, chúng ta vẫn còn chưa biết gì về điều đó. Và chỉ khi phát hiện ra cấu trúc của các nguyên tử, bấy giờ chúng ta mới có câu trả lời. Ý tưởng cho rằng vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử, ngày nay ai cũng thấy đó là chuyện đương nhiên. Tuy vậy, sự đương nhiên ấy phải mất rất nhiều thời gian mới khẳng định được. Ý tưởng cho rằng tất cả mọi hiện tượng tự nhiên đều có thể giải thích được, xuất phát từ một thành tố cơ bản, đã ra đời cùng với biết bao ý tưởng khác, bắt nguồn từ nền văn minh phương Tây tại Hy Lạp. Ở thành phố Milet, Ionie, vào thế kỷ thứ VI trước CN, 356 Hỗn độn và hài hòa Thales (625-547 trước CN) đã cho rằng chất cơ bản là nước, trong khi Anaximenes (thế kỷ VI trước CN) lại cho rằng đó là không khí. Cả hai bậc tiền bối này đều xa sự thật. Một thế kỷ sau, Democritus (460-370 trước CN) và Leucippus (460-370 trước CN) đã đưa ra một ý tưởng cách mạng cho rằng mọi vật chất đều cấu thành bởi các hạt không thể phân chia được nữa và vĩnh cửu, mà các ông gọi là nguyên tử (tiếng Hy Lạp nguyên tử là atomos - có nghĩa là không thể phân chia được nữa). Vì không có các bằng chứng thực nghiệm, nên mọi chuyện vẫn chỉ dừng lại ở đó trong suốt 21 thế kỷ tiếp theo. Ý tưởng về nguyên tử bị che lấp dần, rồi nhường chỗ cho ý tưởng về bốn yếu tố cơ bản của Aristoteles (384-322 trước CN), đó là nước, không khí, đất và lửa. Rồi biết bao biến cố đã xảy ra sau đó: Hy Lạp bị sáp nhập vào đế quốc La Mã; sự suy tàn của văn minh Hy Lạp; những cuộc xâm lược liên tiếp của các tộc dã man, Goths và Huns; sự suy yếu của đế