Mục tiêu xử lý tình huống là: Tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản xuất nông nghiệp - nông thôn phát triển theo hướng tốt, góp phần cải thiện nâng cao điều kiện sống và sinh hoạt của người dân | Việc nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch trong thời gian qua, cho dù chưa hiệu quả hay có hiệu quả đều là biểu hiện vi phạm quy định Quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch cần phải xem xét xử lý theo quy định xử lý vi phạm hành chính. Trong việc này, đối tượng vi phạm chủ yếu là người dân, nhận thức còn hạn chế, động cơ vi phạm xuất phát từ nguyện vọng chính đáng là muốn chuyển đổi cơ cấu sản xuất để có cuộc sống khá hơn; Mặt khác, phương án quy hoạch không phải là cố định mà luôn được nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện dựa trên những định hướng phát triển sản xuất đúng đắn, phù hợp. Thông qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điếu hành của cơ quan Quản lý Nhà nước. Bởi vậy trong các phương án xử lý, một mặt cơ quan Quản lý Nhà nước cần tăng cường quản lý quy hoạch, tuyên truyền giáo dục, thuyết phục người dân thực hiện theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước quy định; Mặt khác phải tìm hiểu nghiên cứu thực tế, phân tích có cơ sở khoa học các vấn đề phát sinh để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch. Đồng thời với việc thực thi quyết định Quản lý hành chính Nhà nước, cần phải nghiên cứu chỉnh lý, bổ sung quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế.