Bài viết là một nghiên cứu điển hình về năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của các sơn nữ Sapa thông qua phân tích năm đoạn video trên mạng xã hội. Nghiên cứu hướng đến trả lời câu hỏi “Thấy gì từ kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của những phụ nữ người dân bản địa Sapa nhìn từ khía cạnh giao tiếp liên văn hoá?”. Nghiên cứu nhằm đóng góp thêm một số quan điểm ngôn ngữ học ứng dụng trong việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh hiện nay như ngôn ngữ giao tiếp chung toàn cầu. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 31, Số 3 (2015) 56-63 Thấy gì qua năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của sơn nữ Sapa: Nghiên cứu điển hình về giao tiếp liên văn hoá Nguyễn Thị Minh Tâm*, Ngô Hữu Hoàng Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 13 tháng 04 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 08 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 31 tháng 08 năm 2015 Tóm tắt: Bài viết là một nghiên cứu điển hình về năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của các sơn nữ Sapa thông qua phân tích năm đoạn video trên mạng xã hội. Nghiên cứu hướng đến trả lời câu hỏi “Thấy gì từ kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của những phụ nữ người dân bản địa Sapa nhìn từ khía cạnh giao tiếp liên văn hoá?”. Nghiên cứu nhằm đóng góp thêm một số quan điểm ngôn ngữ học ứng dụng trong việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh hiện nay như ngôn ngữ giao tiếp chung toàn cầu. Từ khoá: Giao tiếp (GT), năng lực giao tiếp (NLGT), giao tiếp liên văn hoá (GTLVH), tiếng Anh, ngôn ngữ chung/trung gian/toàn cầu, ngoại ngữ, Sapa. đến trả lời câu hỏi “Thấy gì từ kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của người dân bản địa Sapa nhìn từ khía cạnh giao tiếp liên văn hoá?”. Nghiên cứu nhằm đóng góp thêm một số quan điểm ngôn ngữ học ứng dụng trong việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh hiện nay như ngôn ngữ giao tiếp chung toàn cầu (global lingua franca). 1. Đặt vấn đề∗ Trong một chương trình du lịch giới thiệu về Sapa trên kênh VTV1, người hướng dẫn chương trình có một lời bình rằng “Thật thú vị khi nghe các cô gái H’Mông ở Sapa nói tiếng Anh như gió”. Có thể đây chỉ là một cách nói theo thói quen tạo ấn tượng của những người chuyên làm chương trình quảng cáo và tuyên truyền nhưng cụm từ “nói tiếng Anh như gió” ở một mức độ nào đó cũng khiến người nghe không thể không nghĩ đến sự thành công trong giao tiếp bằng tiếng Anh với du khách quốc tế của những người phụ nữ Sapa. Theo đó, bài viết dưới đây là một báo cáo điển cứu (case study) về năng lực giao tiếp tiếng Anh của họ thông qua năm đoạn .