Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm cải thiện kỹ năng viết chữ Hán của sinh viên trường Đại học Thương mại

Bài viết này nêu lên một số ý kiến về phương pháp dạy học và cách sử dụng công cụ giảng dạy, giáo trình bổ trợ nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng viết chữ Hán của sinh viên đang học các học phần “kỹ năng tiếng Trung” tại trường Đại học Thương mại. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 31, Số 3 (2015) 64-70 Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm cải thiện kỹ năng viết chữ Hán của sinh viên trường Đại học Thương mại Nguyễn Thị Thu Trang*, Phạm Thùy Dương Khoa Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Thương mại, Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 31 tháng 03 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 27 tháng 08 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 09 năm 2015 Tóm tắt: Chữ Hán là loại văn tự biểu ý kiêm biểu âm, được cấu tạo bằng các bộ thủ, các nét và thuộc loại văn tự khó đọc, khó nhớ và khó viết. Muốn viết được chữ Hán theo quy phạm, ngoài việc phải nắm vững các kiến thức cơ bản về chữ Hán, còn phải có phương pháp nhớ chữ và kỹ năng viết chữ. Bài viết này nêu lên một số ý kiến về phương pháp dạy học và cách sử dụng công cụ giảng dạy, giáo trình bổ trợ nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng viết chữ Hán của sinh viên đang học các học phần “kỹ năng tiếng Trung” tại trường Đại học Thương mại. Từ khóa: Đổi mới, phương pháp giảng dạy, kỹ năng viết, chữ Hán. là ngôn ngữ được số đông người sử dụng nhất trên thế giới và luôn chứng tỏ được sức sống mãnh liệt của nó. Chữ Hán là loại văn tự biểu ý kiêm biểu âm, được cấu tạo bằng các nét. Theo tác giả Luo Xiaosuo, “chữ Hán thuộc loại văn tự khó đọc, khó nhớ, khó viết” [1] . Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, chúng tôi nhận thấy một trong những điểm yếu của đa số sinh viên đã từng học tiếng Trung Quốc tại trường Đại học Thương mại Hà Nội là viết chữ Hán không đạt yêu cầu, thậm chí rất nhiều sinh viên viết cẩu thả đến mức giáo viên không đọc nổi và không thể đoán được sinh viên viết chữ gì. Theo như đánh giá của tác giả Lê Xuân Thảo về chất lượng viết chữ Hán của sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội “Có sinh viên viết ‘nét không ra nét’, cho nên ‘chữ cũng không ra chữ’ ” [2]. Điều này gây không ít 1. Đặt vấn đề∗ Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.