So sánh ngôn ngữ học biến đổi - tạo sinh của Chomsky và ngôn ngữ học chức năng của Halliday

Bài viết này trình bày những nội dung chính, những luận điểm quan trọng trong lý thuyết của hai nhà ngôn ngữ học vĩ đại này. Trên cơ sở đó, tác giả đi đến kết luận rằng lý thuyết của hai ông thực chất không loại trừ nhau mà nằm trên một thể liên tục. Đồng thời tác giả cũng lập luận rằng cả lý thuyết ngữ pháp tâm lý của Chomsky và ngữ pháp chức năng-hệ thống của Halliday đều là ngữ pháp tra cứu chứ không thể trở thành ngữ pháp nhà trường được do chúng quá phức tạp và rối rắm mặc dù mỗi trường phái đều có những ứng dụng riêng. Bài viết cũng đưa ra một số gợi ý về vấn đề dạy ngữ pháp trong giáo dục ngoại ngữ. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 163-175 So sánh ngôn ngữ học biến đổi - tạo sinh của Chomsky và ngôn ngữ học chức năng của Halliday Lê Văn Canh* Phòng Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 06 tháng 8 năm 2010 Tóm tắt. Noam Chomsky và Michael Halliday là hai trong số những nhà ngôn ngữ học lớn của thời đại chúng ta. Lý thuyết ngôn ngữ học của hai ông đều có ảnh hưởng sâu rộng trong giới ngôn ngữ học lý thuyết và ngôn ngữ học ứng dụng, mặc dù đó là hai trường phái lý thuyết khác nhau do chúng được dựa trên hai cơ sở triết học khác nhau. Chomsky chịu ảnh hưởng của triết học Descartes cho rằng ý thức và vật chất không có bất cứ mối liên hệ gì với nhau còn Halliday chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của Darwin rằng ngôn ngữ và ý thức tuân theo những quy luật của mọi vấn đề trong đời sống hiện thực. Bài viết này trình bày những nội dung chính, những luận điểm quan trọng trong lý thuyết của hai nhà ngôn ngữ học vĩ đại này. Trên cơ sở đó, tác giả đi đến kết luận rằng lý thuyết của hai ông thực chất không loại trừ nhau mà nằm trên một thể liên tục. Đồng thời tác giả cũng lập luận rằng cả lý thuyết ngữ pháp tâm lý của Chomsky và ngữ pháp chức năng-hệ thống của Halliday đều là ngữ pháp tra cứu chứ không thể trở thành ngữ pháp nhà trường được do chúng quá phức tạp và rối rắm mặc dù mỗi trường phái đều có những ứng dụng riêng. Bài viết cũng đưa ra một số gợi ý về vấn đề dạy ngữ pháp trong giáo dục ngoại ngữ. Từ khóa: Ngữ pháp biến đổi-tạo sinh, ngữ pháp chức năng-hệ thống, ngữ năng, ngữ hiện, dạy ngữ pháp. * Có một sự trùng lặp thú vị là hai trong số những nhà ngôn ngữ học lớn của thời đại chúng ta - Noam Chomsky và Michael Halliday - đều sinh năm 1928 tại hai quốc gia ở hai bờ Đại Tây Dương, một người sinh ở Hoa Kỳ, còn người kia sinh ở nước Anh. Cả hai đều là những nhà ngữ học vĩ đại với hai trường phái lý thuyết ngôn ngữ học rất khác nhau. Một người nghiên cứu ngôn ngữ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.