Trong bài viết này, tác giả đưa ra một số kiến nghị liên quan trực tiếp đến việc giảng dạy biên dịch như chọn văn bản, mô tả chức năng bản dịch, phân tích văn bản nguồn, tách riêng dạy dịch ra tiếng mẹ đẻ và dịch ra ngoại ngữ, hài hòa giữa phần lý thuyết và thực hành biên dịch, kết hợp nhiều mô hình giảng dạy biên dịch. Theo kinh nghiệm và xét về mặt lý thuyết cũng như thực hành dịch, những phương diện trên có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến chất lượng giảng dạy biên dịch nói chung. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 246-255 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy biên dịch Lê Hoài Ân* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Tây, Trường ĐHNN – ĐHQG Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 10 năm 2011 Tóm tắt. Chất lượng đào tạo không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như việc tổ chức giảng dạy. Trong bài viết này, tác giả đưa ra một số kiến nghị liên quan trực tiếp đến việc giảng dạy biên dịch như chọn văn bản, mô tả chức năng bản dịch, phân tích văn bản nguồn, tách riêng dạy dịch ra tiếng mẹ đẻ và dịch ra ngoại ngữ, hài hòa giữa phần lý thuyết và thực hành biên dịch, kết hợp nhiều mô hình giảng dạy biên dịch. Theo kinh nghiệm và xét về mặt lý thuyết cũng như thực hành dịch, những phương diện trên có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến chất lượng giảng dạy biên dịch nói chung. Từ khóa: giảng dạy biên dịch, giờ biên dịch, chọn văn bản, chức năng bản dịch. Có nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy biên dịch nói chung và giảng dạy biên dịch liên quan đến cặp ngôn ngữ ĐứcViệt nói riêng. Những phương diện giáo học pháp như chọn văn bản, mô tả chức năng bản dịch, phân tích văn bản nguồn, tách riêng dạy dịch ra tiếng mẹ đẻ và dịch ra tiếng nước ngoài, sự hài hòa giữa phần lý thuyết và thực hành biên dịch và kết hợp các mô hình giảng dạy hiện vẫn chưa được lưu ý đến một cách thích đáng trong giảng dạy biên dịch tại Bộ môn Dịch, Phân khoa tiếng Đức – Trường ĐHNN – ĐHQG Hà Nội. Bài viết này sẽ lần lượt bàn về các phương diện giáo học pháp vừa nêu, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy biên dịch.* Trong lĩnh vực giáo học pháp biên dịch, có những nguyên tắc khác nhau cho việc lựa chọn văn bản đưa vào sử dụng trong giờ biên dịch, ví dụ tính phù hợp về giáo học pháp, độ xác thực, chủ đề, độ khó, loại hình văn bản, độ dài văn bản, tính hấp dẫn và tính thời sự. [1] Có thể nói rằng, những nguyên tắc nêu trên