Lược sử sáng tác về đề tài Tam Quốc - hay là một hình dung tự sự liên loại thể

Tam Quốc (chỉ chung các bản khắc in các văn bản có tính cách truyện kể liên quan đến thời đại Tam Quốc) là ví dụ tiêu biểu cho mối tương tác hết sức phức tạp giữa chính sử, dã sử, văn học viết hư cấu, văn chương dân gian và sinh hoạt văn hoá bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hoá lớn - truyền thống Trung Hoa kéo dài qua bao thời đại. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 265-272 Lược sử sáng tác về đề tài Tam Quốc - hay là một hình dung tự sự liên loại thể Lê Thời Tân* Ban Đào tạo, ĐHQGHN Nhận ngày 05 tháng 10 năm 2011 Tóm tắt. Tam Quốc (chỉ chung các bản khắc in các văn bản có tính cách truyện kể liên quan đến thời đại Tam Quốc) là ví dụ tiêu biểu cho mối tương tác hết sức phức tạp giữa chính sử, dã sử, văn học viết hư cấu, văn chương dân gian và sinh hoạt văn hoá bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hoá lớn - truyền thống Trung Hoa kéo dài qua bao thời đại. Tập đại thành của cuộc tương tác đó chính là Tam Quốc Diễn Nghĩa. Lược sử các sáng tác tự sự về đề tài Tam Quốc chỉ có thể được viết tốt hơn khi ta hình dung toàn bộ các sáng tác đó như là một đại tự sự liên loại thể. Cả từ tự sự và loại thể ở đây luôn được hiểu theo nghĩa rộng, chúng có thể chỉ bất cứ dạng “văn bản” nào miễn là đang chuyển tải thông tin về đề tài Tam Quốc đến cho ta trong tính cách là kẻ tiếp nhận văn hóa nghe-đọc-xem. Từ khóa: Tam Quốc, tự sự, liên loại thể, liên văn bản. Tam Quốc - từ này dùng trong tiếng Việt khi chỉ tên một bộ sách thường được hiểu như là một cách gọi vắn tắt tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa. Thế nhưng trong tiếng Trung nó dường như lại là một cách dùng để chỉ chung các bản khắc in các bộ sách có tính cách truyện kể mà đầu đề chí ít có từ “Tam Quốc".∗ Các học giả Trung Quốc đi đầu trong việc sưu tầm các bản khắc in Tam Quốc (gọi là cựu bản) khác nhau như Mã Liêm, Trịnh Chấn Đạc và Tôn Khải(1) đã lần lượt phát hiện được “Gia ∗ Tịnh Nhâm Ngọ bản”, “Lí Trác Ngô bình bản”, “Lí Lạp Ông bình bản” và rất nhiều bản khắc in dưới thời Minh Vạn Lịch. Năm 1929, Mã Liêm công bố Điều tra tình hình các bản in Tam Quốc Diễn Nghĩa đời cổ(2). Điều tra cho biết không kể Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa bản của cha con Mao Luân-Mao Tôn Cương được in nhiều lần từ Minh cho đến Thanh, còn có 16 loại văn bản Tam Quốc khác nhau chủ yếu khắc in dưới Minh. Cho đến lúc xuất bản Trung Quốc thông tục tiểu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.