(NB) Tiếp nối phần 1, phần 2 cuốn sách là 2 nội dung còn lại: Điều trị, các thủ thuật trong bệnh viện. Đi vào nội dung chương điều trị như: Điều trị chloromycetin, bệnh nhân kích động, tránh loét do tỳ đè, phòng ngừa tình trạng ứ phân, tư vấn qua điện thoại, kê thuốc mà không có mặt bệnh nhân, nhiều loại thuốc trong 1 đơ. | 101 Chương 4- Điều trị CHƯƠNG 4 ĐIỀU TRỊ Group CNKTYK Group CNKTYK Chương 4-Điều trị 102 Bài 1 Điều trị chloromycetin Chloromycetin là một kháng sinh quan trọng và vẫn là kháng sinh hiệu quả nhất trong điều trị sốt thương hàn. Nó được coi là loại kháng sinh phổ rộng vì tác dụng của nó đối với vi khuẩn gram dương, gram âm, Chlamydia và Rickettsia cũng như vi khuẩn yếm khí. Đây là một loại thuốc tốt vì sinh khả dụng của nó gần 100%, do đó liều uống và tiêm tác dụng như nhau, không cần chỉnh liều trong suy thận, đường uống gần như nhau, không cần phải điều chỉnh liều trong suy thận, thâm nhập dịch não tủy và hiệu quả với vi khuẩn yếm khí. Mặc dù có rất nhiều ưu thế nhưng nó có tác dụng phụ gây thiếu máu bất sản, cần theo dõi sát. Đây là loại thuốc phụ thuộc liều. Cần tuân theo nguyên tắc nhất định khi kê toa thuốc này. Đó là: i. Không kê toa thuốc này nếu có thuốc thay thế cho cùng một bệnh. Ngày nay có một số loại thuốc có sẵn để điều trị bệnh sốt thương hàn, do đó không nên thử với chloromycetin ngay từ đầu. ii. Tổng liều trong một đợt điều trị không được vượt quá 28 gram. iii. Nếu một bệnh nhân đã dùng một đợt thuốc trong vòng sáu tháng, không nên kê đơn lại. iv. Trong khi điều trị cần phải kiểm tra DC và TLC (đặc biệt là DC) và khi số lượng bạch cầu trung tính giảm xuống dưới 40 phần trăm, cần ngừng dùng chloromycetin. Bài 2 Aminoglycoside Các kháng sinh Aminoglycoside rất hiệu quả chống lại vi khuẩn Gram âm mặc dù ít có hiệu quả với vi khuẩn gram dương. Các kháng sinh hay dùng trong nhóm này là streptomycin, gentamycin, amikacin, kana-mycin, 103 Chương 4- Điều trị Group CNKTYK tobramycin, vv Để có tác dụng toàn thân cần sử dụng đường tiêm. Nhóm kháng sinh này có độc tố lên tai và thận. độc lên thận có thể gây tử vong. Vì vậy, khi dùng nó trong thời gian dài như trong điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, cần theo dõi chức năng thận và chú ý sự tăng lên của creatinin huyết thanh, nếu có tăng cần ngừng thuốc lại. Tương tự như vậy nếu bệnh nhân đã