Bài giảng "Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng" có kết cấu nội dung trình bày về: định nghĩa, dịch tễ học và các thể bệnh, vi sinh học, cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa. Qua bài giảng giúp bạn nắm được định nghĩa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, của từng thể bệnh, tính đề kháng kháng sinh của các cầu khuẩn gram dương gây viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, tiêu chuẩn chẩn đoán viêm nội tâm mạc nhiễm trùng theo Đại học Duke. | VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG TS BS Hồ Huỳnh Quang Trí Viện Tim TP HCM NỘI DUNG Định nghĩa Dịch tễ học và các thể bệnh Vi sinh học Cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh Lâm sàng Cận lâm sàng Tiêu chuẩn chẩn đoán Điều trị Phòng ngừa YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC VIÊN Biết định nghĩa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (VNTMNT) Biết các đặc điểm vi sinh học của từng thể bệnh Biết tính đề kháng kháng sinh của các cầu khuẩn Gram dương gây VNTMNT Biết tiêu chuẩn chẩn đoán VNTMNT theo Đại học Duke Biết lý do dùng những liều penicillin G khác nhau trong điều trị Biết nguyên tắc chọn kháng sinh trong VNTMNT do cầu khuẩn Gram dương Biết 3 nhóm chỉ định phẫu thuật tim Biết chỉ định và phác đồ kháng sinh phòng ngừa VNTMNT ĐỊNH NGHĨA Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng – VNTMNT (infective endocarditis) là nhiễm trùng màng trong của tim do vi khuẩn hoặc vi nấm, và một số trường hợp hiếm do Chlamydia hay Rickettsia. Nhiễm trùng màng trong của động mạch (shunt động tĩnh mạch, ống động mạch còn tồn tại, hẹp eo động mạch chủ) tuy gọi đúng tên là viêm nội mạc động mạch nhiễm trùng (infective endarteritis) nhưng về lâm sàng và bệnh học cũng giống VNTMNT. DỊCH TỄ HỌC Tần suất mắc VNTMNT trong khoảng 3,6-7,0 ca / người-năm. Bệnh xảy ra ở nam nhiều hơn ở nữ (tỉ lệ mắc 2:1). Ở các nước phát triển, các yếu tố nguy cơ của VNTMNT đã chuyển từ bệnh van tim hậu thấp và bệnh tim bẩm sinh thành chích ma túy tĩnh mạch, bệnh van tim thoái hóa ở người lớn tuổi, thiết bị đặt vào trong buồng tim, nhiễm trùng liên quan với chăm sóc y tế và thận nhân .