Bài viết gợi mở phương thức giúp sinh viên phát triển các năng lực này một cách hệ thống thông qua việc tích hợp vào chương trình đào tạo kết quả học tập dự kiến cũng như chiến lược giảng dạy để đạt các chuẩn đầu ra và có phương thức đánh giá phù hợp. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 4-7 GỢI MỞ MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG VỀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THỜI KÌ HỘI NHẬP Nguyễn Duy Mộng Hà Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 12/12/2016; ngày sửa chữa: 20/12/2016; ngày duyệt đăng: 27/12/2016. Abstract: In this article, author suggests measures to develop cultural and social competences as well as life-long learning skills which are key competences in the context of integration through integrating into training programme of expected learning outcome and teaching strategies to meet graduation standards. Moreover, the standards are the bases to propose appropriate assessment methods. Keywords: Globalisation, cultural-social competences, lifelong learning skills. 2) SV có khả năng giao tiếp hiệu quả với những người đến từ các nền văn hóa - xã hội khác nhau, có khả năng trình bày lưu loát bằng tiếng Việt; 3) SV có thái độ khoan dung, tôn trọng, tránh định kiến/thành kiến, có sự nhạy cảm về văn hóa, có tinh thần hợp tác, chia sẻ vì mục đích chung. - Đối với NLHTSĐ: 1) SV đánh giá được các công cụ tự học phù hợp; cập nhật những yêu cầu của xã hội học tập và ngành nghề trong thị trường lao động; 2) SV có khả năng vận dụng các phương pháp, công cụ, phương tiện tự học hiệu quả (nhất là phương tiện điện tử), biết cách giải quyết vấn đề trong thực tiễn một cách sáng tạo, có khả năng tự nghiên cứu độc lập và xác định mục tiêu, kế hoạch học tập, biết đánh giá, xử lí, phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin; 3) SV có ý thức, tập trung, tự giác trong học tập, có ý thức tự học. . Thang phân loại các mức độ năng lực (NL) bậc cao Chuẩn đầu ra cần cụ thể và quan sát được, đo lường và đánh giá với những tiêu chí rõ ràng theo các cấp độ, được xây dựng ở cấp chương trình và cấp môn học. Trong ba loại mục tiêu giáo dục: nhận thức (cognitive), tình cảm/thái độ (affective) và tâm lí vận động (psychomotor), thang phân loại các mức độ .