Trò chơi học tập là phương tiện để giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non bởi tính chất vui chơi học tập độc đáo của nó. Việc sử dụng hợp lí các trò chơi học tập phù hợp với nhu cầu vui chơi của trẻ sẽ có tác dụng nâng cao hứng thú đối với giờ học và khả năng chú ý có chủ định, phát triển tính tích cực của trẻ trong học tập. Bài viết đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1 - 1/2018), tr 22-25 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Nguyễn Thị Hương - Trường Đại học Hạ Long Lục Thị Trung Hải - Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng Ngày nhận bài: 24/11/2017; ngày sửa chữa: 06/12/2017; ngày duyệt đăng: Abstract: Using learning games is an effective way for intellectual education for preschool children thanks to its educational and entertaining nature. Using learning games consistently with children’s needs can encourage children’s interest in learning and their intentional attention and active learning. The paper proposes some measures to organize learning games to improve the effectiveness of intellectual education for preschool children aged 5-6. Keywords: Solution; learning games; intellectual education; Kindergartener aged 5-6. 1. Mở đầu Trong quá trình giáo dục trẻ, việc giáo dục trí tuệ cho trẻ có vai trò quan trọng. Chăm sóc, giáo dục trẻ thật tốt hôm nay chính là sự chuẩn bị hành trang cho những chủ nhân tương lai của đất nước có trí tuệ, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với nhiều loại hình lao động mới. Ở trường mầm non, giáo viên (GV) dạy trẻ thông qua các hoạt động, phương pháp và phương tiện khác nhau. Trong đó, đối với trẻ mẫu giáo, trò chơi học tập (TCHT) được coi là một phương tiện không thể thiếu trong quá trình giúp trẻ hình thành, phát triển các năng lực trí tuệ. Đồng thời, bồi dưỡng và phát triển các khả năng: chú ý, ghi nhớ và tưởng tượng. Việc sử dụng hợp lí biện pháp tổ chức TCHT phù hợp với nhu cầu vui chơi của trẻ sẽ có tác dụng nâng cao hứng thú và khả năng chú ý có chủ định, phát triển tính tích cực của trẻ trong học tập. TCHT đẩy mạnh sự phát triển của năng lực trí tuệ, là phương tiện khắc phục những mặt khó khăn trong hoạt động tư duy của từng trẻ. Trong quá trình tổ chức các TCHT, quá trình tâm lí, nhận thức của trẻ được hoàn thiện thêm. Trò chơi với những bức tranh và trò chơi bằng ngôn ngữ giúp .