Bài viết trình bày các đặc điểm của bản chất dạy học theo tiêu chuẩn kĩ năng nghề Quốc gia gồm: Học đi đôi với hành, sự học thường đặt trong các tình huống nghề nghiệp thực tiễn, trong dạy học mối quan hệ và tác động qua lại giữa môi trường và các hoạt động dạy và học có vai trò quan trọng trong chất lượng học và đánh giá kết quả dạy học theo tiêu chuẩn kĩ năng nghề Quốc gia được thực hiện trong tình huống thực hoặc tương tự với thực tiễn nghề nghiệp. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 426 (Kì 2 - 3/2018), tr 50-53 BẢN CHẤT CỦA DẠY HỌC THEO TIÊU CHUẨN KĨ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA Đỗ Thanh Vân - Trường Cao đẳng Nghề TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 15/12/2017; ngày sửa chữa: 18/01/2018; ngày duyệt đăng: 24/01/2018. Abstract: Teaching under approach of national professional standards is based on the idea of interactive pedagogy initiated by Demmone and Roy and the interaction is carried out through activities of control and self-control. The essence of this approach is to innovate the way we think and to operate the elements of the teaching process compared to traditional teaching. The teaching approach bears the following characteristics: 1) Learning theories goes with practice; 2) Theories is proved through practical situations; 3) In teaching, the interaction between the learning environment and the teaching activities plays the important role in improving the quality of learning; 4) Assessment of learning outcomes under the national professional standards is similar to that of professional practice. Keywords: National professional standards, teaching objectives, teaching methods, teaching, learning. 1. Mở đầu Đảng và Nhà nước đã ban hành Luật và nhiều văn bản pháp lí về chiến lược phát triển nghề ở nước ta. Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kì 2011-2020, trong đó đã xác định: “tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực, trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế và đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhóm nhân lực trình độ cao trong các ngành trọng điểm đạt trình độ của các nước tiên tiến”; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kì 2011-2020, trong đó xác định các mục tiêu: “Đến năm 2020, chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Giai đoạn 2016-2020, đào tạo mới trình độ cao