Bài viết trình bày kết quả khảo sát về hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên tại một số trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác giả tập trung khảo sát cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh về các nội dung chính là mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục đạo đức tại các trung tâm giáo dục. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 106-110; 180 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI MỘT SỐ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Phạm Thị Vui - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 05/12/2017; ngày sửa chữa: 10/01/2018; ngày duyệt đăng: 30/01/2018. Abstract: This article presents the survey results on the situation of moral education for students at some vocational schools and continuing education centers in Hanoi. The study has been carried out on educational managers, teachers, and parents about objectives, contents, methods and forms of moral education at these centers. The results of the survey show the shortcomings of moral education in these centers and therefore the article proposes some measures to improve the quality of moral education in vocational schools and continuing education centers in Hanoi. Keywords: Moral education, situation, vocational school, continuing education centers, Hanoi. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh (HS), sinh viên được quan tâm nhiều trong nghiên cứu cũng như triển khai các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS trong nhà trường, trong đó GDĐĐ cho HS ở các trung tâm GDNN-GDTX (từ đây gọi là tắt là trung tâm) là cũng là một vấn đề phức tạp. Đánh giá một số nội dung thuộc lĩnh vực GDĐĐ cho HS tại các trung tâm GDNN-GDTX, từ đó xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động này là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết. Có một số kết quả khảo sát về thực trạng GDĐĐ cho HS trung học cơ sở, trung học phổ thông như các nghiên cứu thực trạng và giải pháp GDĐĐ cho HS trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội [1], thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS trung học cơ sở quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh [2] Nhưng chúng tôi chưa tìm thấy công trình nào công bố khảo sát về vấn đề GDĐĐ cho HS tại các trung tâm GDNN-GDTX, đặc biệt là đối tượng HS trên địa bàn Hà Nội. Trong nghiên cứu này, chúng