Bài viết đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong chương trình tin học lớp 11. Kết quả cho thấy, học sinh vừa nắm được tri thức mới vừa nâng cao hứng thú và chất lượng tiết dạy của giáo viên. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 225-229; 217 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC “BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 5” (TIN HỌC 11) Trần Doãn Vinh Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài: 13/03/2018; ngày sửa chữa: 14/05/2018; ngày duyệt đăng: 15/05/2018. Abstract: The Informatics curriculum grade 11 is quite difficult for both students in learning and teachers in teaching because of complicated programming language and algorithms. Detecting and solving problems on the algorithm not only help student better study Informatics grade 11 but also support them to solve practical problems. In this article, author proposes some measures to train the skills of identifying and solving problems for students in teaching “Exercises and practice 5”, Informatics grade 11 with aim to encourage interest of students in learning Informatics and improve quality of the lessons. Keywords: Identify, problem solving, Informatics 11, teaching, skills. 1. Mở đầu Khi bắt đầu được học và tiếp cận thì môn Tin học đối với học sinh (HS) là những kĩ năng, thao tác như cách sử dụng Internet, hệ điều hành Windows, MS Word, MS PowerPoint,. Đây là những phần học không cần đòi hỏi tư duy mà chỉ cần học kĩ và nhớ thao tác, thực hành nhiều lần thì sẽ thành thạo. Nhưng khi học nội dung lập trình Pascal lớp 11 thì hầu như các em gặp không ít khó khăn khi gặp nội dung “mới”, cách học cũng “mới”, vì thế hiệu quả chưa cao. Bởi vậy, các em cần phải học cách tư duy logic, thiết kế thuật toán và viết những dòng lệnh của chương trình máy tính một cách chính xác, khoa học. Cách dạy truyền thống đã hạn chế hiệu quả của quá trình dạy học. Nếu HS tự mình nghiên cứu tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề (PH&GQVĐ) dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV) để tìm ra những tính chất đặc trưng, các quy luật thì kiến thức thu được sâu sắc và được sử dụng hiệu quả hơn rất nhiều cho việc học tập tiếp và ứng dụng vào hoạt động thực