Bài viết giới thiệu các kết quả điều tra thực trạng và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Số liệu được thu thập từ các báo cáo nhiều năm của các đơn vị quản lý ở cấp tỉnh (5 sở chuyên ngành), ở cấp huyện (5 phòng chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn) và tham vấn ý kiến các chuyên gia liên quan lĩnh vực sản xuất cam. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 1A (2018), tr. 47-55 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Trần Ngọc Toàn (1), Mai Văn Chung (1), Phan Duy Hải (2) 1 Trường Đại học Vinh 2 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An Ngày nhận bài 13/12/2017, ngày nhận đăng 03/5/2018 Tóm tắt. Bài viết giới thiệu các kết quả điều tra thực trạng và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Số liệu đƣợc thu thập từ các báo cáo nhiều năm của các đơn vị quản lý ở cấp tỉnh (5 sở chuyên ngành), ở cấp huyện (5 phòng chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn) và tham vấn ý kiến các chuyên gia liên quan lĩnh vực sản xuất cam. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, diện tích trồng cam ở Nghệ An tăng 1,79 lần, năng suất quả tăng 1,25 lần và tổng sản lƣợng quả tăng 1,23 lần. Năm 2016, diện tích trồng cam ở Nghệ An đạt ha, năng suất quả trung bình đạt 155,19 tạ/ha và tổng sản lƣợng đạt tấn. Tại thời điểm năm 2016, các giống cam đang đƣợc trồng chủ yếu ở Nghệ An là cam xã Đoài (chiếm 48,44% tổng diện tích), cam Vân Du (chiếm 21,90% tổng diện tích) và cam Valencia (chiếm 15,56% tổng diện tích). Bài viết cũng chỉ ra 6 điểm khó khăn tồn tại cần khắc phụ và 7 nhóm giải pháp cần thực thi để tỉnh Nghệ An đạt đƣợc mục tiêu nâng tổng diện tích trồng cam lên ha nhƣng vẫn đảm bảo năng suất và chất lƣợng quả cam. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cam là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và đã đƣợc khẳng định là thích hợp với khí hậu, thổ nhƣỡng của tỉnh Nghệ An. Nhiều giống cam đƣợc trồng lâu đời tại tỉnh Nghệ An có chất lƣợng cao với vị ngọt đặc trƣng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích nhƣ cam xã Đoài, cam Vân Du, cam Valencia. Thƣơng hiệu “Cam Vinh” đã đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm cam quả đƣợc sản xuất trên địa bàn Nghệ An. Nhằm khai thác những lợi thế của mình đối với cây cam, tỉnh Nghệ An đã có quy hoạch các vùng trồng cam tập trung với mục tiêu