Phương pháp CVM được thực hiện bắt đầu bằng việc mô tả hiện trạng trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở thời điểm hiện tại và cung cấp cho người được phỏng vấn kịch bản dự định sẽ cải tiến trong tương lai, sau đó đưa ra một mức giá và hỏi xem họ có đồng ý hay không. Qua quá trình phỏng vấn 450 hộ gia đình trên địa bàn thành phố, đề tài đã xác định được mức sẵn lòng trả trung bình của các hộ gia đình là VNĐ. | Thiết kế bảng câu hỏi là phần quan trọng nhất trong phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Bảng câu hỏi gồm có 4 phần quan trọng: (1) Các câu hỏi thu thập thông tin về các yếu tố: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, số thành viên của các hộ gia đình; (2) Các câu hỏi liên quan đến nhận thức về môi trường, thái độ của các hộ gia đình đối với việc thu gom chất thải rắn; (3) Đưa ra kịch bản cho việc cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt; (4) Các câu hỏi về mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình cho kịch bản đã đưa ra. Đề tài lựa chọn kiểu Dischotomous choice để lập bảng câu hỏi về mức sẵn lòng trả của các hộ gia đình cho việc đồng ý cải tiến trang thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Tác giả sẽ đưa ra cho người được phỏng vấn 1 con số (số tiền phải trả) và hỏi họ có đồng ý trả (yes) hay không (no)? Cụ thể là tác giả dựa vào lý thuyết Joseph Carl Cooper để xây dựng và đưa ra mức giá (bid) cho từng đối tượng [2]. Các mức giá được lựa chọn để phỏng vấn các hộ gia đình lần lượt là: VNĐ, VNĐ, VNĐ, VNĐ, VNĐ.