Sự chuyển biến mô hình giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam (1956-1975)

Từ năm 1956 đến năm 1964, những hoạt động hình hiểu, cố vấn, viện trợ cho giáo dục đại học Việt Nam Cộng hòa đã được Mỹ tiến hành, tuy nhiên ảnh hưởng của giáo dục đại học Pháp vẫn chiếm ưu thế với những dấu ấn đậm nét về mô hình tổ chức cũng như hoạt động của các viện đại học ở miền Nam Việt Nam. Từ năm 1965, mạnh mẽ nhất là từ năm 1971, giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam bắt đầu tiếp nhận xu hướng ảnh hưởng mô hình giáo dục đại học Mỹ một cách rõ nét. | Trước năm 1975, nghiên cứu về giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam, nhiều bài viết đi sâu tìm hiểu về quá trình hoạt động, thực trạng, triết lý giáo dục, từ đó đề ra những chính sách, xu hướng để cải tổ nền giáo dục đại học đương thời nhằm đào tạo nguồn nhân lực để kiến thiết “quốc gia”. Các bài viết này chủ yếu được công bố trên các tạp chí của các viện đại học, tiêu biểu như: Tạp chí Tư tưởng của Viện Đại học Vạn Hạnh, Tạp chí Đại học của Viện Đại học Huế hay Tạp chí Bách khoa Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), trên cơ sở tiếp nhận, sau đó hợp nhất nền giáo dục hai miền Nam - Bắc, giáo dục đại học ở miền Nam tiếp tục được quan tâm tìm hiểu với các công trình tiêu biểu được công bố như: Hồ Hữu Nhật, Lịch sử giáo dục Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh (1868 - 1998); Nguyễn Tấn Phát, Giáo dục cách mạng ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 - những kinh nghiệm và bài học lịch sử; Huỳnh Văn Hoa, Từ cơ sở lý luận dạy học đại học, bước đầu tìm hiểu mục tiêu, phương hướng và chất lượng đào tạo của hệ thống đại học miền Nam Việt Nam trước 1975; Phạm Ngọc Bảo Liêm, Quá trình cải biến và sự thiết lập các viện Đại học ở miền Nam Việt Nam (giai đoạn 1954-1975); Nguyễn Hữu Phước, Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam (1954-1974) - dân tộc, nhân bản, khai phóng; Võ Duy Khiết, Nền giáo dục kỹ thuật của Việt Nam Cộng hòa Các công trình này ít nhiều đã đề cập đến các khía cạnh như: khuynh hướng vận động, mục tiêu đào tạo, cấu trúc, hệ thống, quá trình hoạt động của các trường đại học, thành tựu và hạn chế của giáo dục đại học miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975. Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với phương pháp nghiên cứu liên ngành như: thống kê, phân tích, tổng hợp. Kế thừa thành quả của các công trình đi trước, bài viết chủ yếu khai thác nguồn tư liệu gốc bao gồm các Chỉ thị, Sắc lệnh, Tờ trình, Công văn, của chính quyền Việt Nam Cộng hòa liên quan đến giáo dục đại học hiện đang lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, để làm rõ sự biến chuyển của mô hình giáo dục đại học miền Nam Việt Nam giai đoạn 1956-1975.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
61    70    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.