Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu nhằm chọn ra loại vật liệu làm chất mang và chất nền cũng như ẩm độ phù hợp để duy trì mật độ của ba dòng vi khuẩn phân lập chịu mặn và có chức năng kích thích sinh trưởng cây trồng như vi khuẩn cố định đạm Bacillus aquimaris KG6-3 (KG6-1), vi khuẩn hòa tan lân Burkholderia sp. BL1-10 (BL1-10) và vi khuẩn tổng hợp hormone thực vật Indole-3-Acetic Acid (IAA) Bacillus megaterium ST2-9 (ST2-9), đồng thời, so sánh hiệu quả của hai phương pháp 3 dòng vi khuẩn vào chất nền: (1) dạng tự do và (2) dạng cố định trong chất mang. Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 15(2): 381-392, 2017 TUYỂN CHỌN CHẤT MANG VÀ CHẤT NỀN SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI SINH CHỨA BA DÒNG VI KHUẨN CHỊU MẶN KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG (BURKHOLDERIA CEPACIA BL1-10, BACILLUS MEGATERIUM ST2-9 VÀ BACILLUS AQUIMARIS KG6-3) Nguyễn Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Kiều Oanh Đại học Cần Thơ * Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail: nknghia@ Ngày nhận bài: Ngày nhận đăng: TÓM TẮT Trong sản xuất phân bón sinh học, chất mang và chất nền có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hiệu lực của vi sinh vật được bổ sung vào trong chế phẩm phân bón sinh học. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu nhằm chọn ra loại vật liệu làm chất mang và chất nền cũng như ẩm độ phù hợp để duy trì mật độ của ba dòng vi khuẩn phân lập chịu mặn và có chức năng kích thích sinh trưởng cây trồng như vi khuẩn cố định đạm Bacillus aquimaris KG6-3 (KG6-1), vi khuẩn hòa tan lân Burkholderia sp. BL1-10 (BL1-10) và vi khuẩn tổng hợp hormone thực vật Indole-3-Acetic Acid (IAA) Bacillus megaterium ST2-9 (ST2-9), đồng thời, so sánh hiệu quả của hai phương pháp 3 dòng vi khuẩn vào chất nền: (1) dạng tự do và (2) dạng cố định trong chất mang. Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Bã cà phê và xỉ than tổ ong dùng làm chất mang. Bên cạnh đó, cám gạo, vỏ chuối, ruột chuối, mụn dừa và đường vàng phối hợp với nhau dùng làm chất nền cho chế phẩm vi sinh. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ của hai dòng vi khuẩn ST2-9 và KG6-3 trong tổng số ba dòng vi khuẩn thử nghiệm đạt cao nhất ở trong chất mang xỉ than tổ ong sau 16 giờ thí nghiệm và hỗn hợp mật độ ba dòng vi khuẩn ở trong 3 chất mang thử nghiệm không khác biệt ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, mật độ vi khuẩn của cả ba dòng thử nghiệm riêng lẻ và hỗn hợp đạt cao nhất ở ẩm độ 50% của chất nền cám gạo. Mật độ của hỗn hợp 3 dòng vi khuẩn cao nhất và được duy trì trong 18 tuần tồn trữ ở hỗn hợp chất nền gồm cám gạo + đường vàng theo tỉ lệ (15:1) và khi kết hợp với phương pháp bổ .